Trang chủ     Bóng đá thế giới   /   Man Utd: Cơn điên của Leeds và cơn đau ở Madrid?

Man Utd: Cơn điên của Leeds và cơn đau ở Madrid?

Một trận thắng điên rồ thực sự của Man Utd. Và dù phải ghi nhận những điều chỉnh nhân sự sáng suốt của Ralf Rangnick nhưng cũng không thể phủ nhận rằng Man Utd còn nhiều thứ phải lo lắng lắm khi họ chuẩn bị trở lại Champions League ở thành Madrid.

Chiến thắng nào cũng là 3 điểm cả nhưng cách chiến thắng lại là chuyện đáng bàn. Man Utd có thể được ngợi khen khi họ trở lại mạnh mẽ ở nửa cuối hiệp 2 trước Leeds nhưng không thể nào không bị chê trách khi họ để Leeds gỡ hoà 2-2 chóng vánh trong vòng 24 giây đầu hiệp 2 sau khi đã dẫn trước 2-0.

Ralf Rangnick hành động, ngày phòng thay đồ Man Utd có biến sắp đến?

Ralf Rangnick hành động, ngày phòng thay đồ Man Utd có biến sắp đến? Như đã biết thì vừa qua, truyền thông châu Âu đã bất ngờ khui ra câu chuyện Cristiano Ronaldo có mâu thuẫn với những cầu thủ người Anh như Maguire hay Rashford

Cảnh sát quyết định ngừng điều tra vụ Ronaldo hiếp dâm dù có đủ chứng cứ

Cảnh sát quyết định ngừng điều tra vụ Ronaldo hiếp dâm dù có đủ chứng cứ Ronaldo thoát tội hiếp dâm dù đầy đủ chứng cứ.

Vẫn là một Man Utd với những nhược điểm rất cũ mà chúng ta từng nhắc tới nhiều lần như khả năng thoát pressing kém, sự thiếu tập trung, sự hời hợt nhưng ở trận gặp Leeds, chúng ta cần phải nói thêm về một nhược điểm cũ nữa: sự thả lỏng một cách phi lý ở đầu hiệp 2. Đây không phải là lần đầu tiên Man Utd bị gỡ sau khi có bàn dẫn ở hiệp 1. Trước Burnley, Southampton, họ đã “buông lỏng quản lý” ở khoảng 15 phút đầu hiệp 2 và nay là Leeds, với sự sụp đổ đáng chê trách hơn nhiều. Burnley và Southampton chỉ bị Man Utd gác trước 1 bàn ở hiệp 1 mà thôi. Còn Leeds, khi đã có 2 bàn trắng và khiến ủng hộ viên lạc quan tin vào một trận thắng đậm đà, họ đã để mất ngay lợi thế chỉ trong vòng 24 giây, bởi các sai sót không chỉ cá nhân mà cả hệ thống.

QUẢNG CÁO

Về sai sót cá nhân, rõ ràng, các cầu thủ Man Utd có thái độ lơ là và không bắt nhịp được ngay lập tức. Bàn gỡ đầu tiên của Leeds đến từ đường chuyền ra biên của Pogba và Shaw chậm chạp đúng 1 nhịp để mất bóng. Bàn gỡ thứ hai của Leeds đến từ sự chủ quan của Bruno Fernandes khi giữ bóng và cả sự lơ là của cả một bộ tứ phòng ngự. Còn về sai sót tập thể, không thể nào phủ nhận rằng chính các cầu thủ Man Utd đã mất nhiệt, mất nhịp thi đấu và tỏ ra hỗn loạn trước cơn điên của những cầu thủ Leeds. Không thể đổ tại trời mưa, mặt sân sũng nước bởi đó là hạn chế cho cả hai bên. Lỗi đến từ con người, với thái độ thi đấu thiếu quyết tâm là chủ yếu. Và may cho Man Utd, Leeds là một đội bóng hoang dại đúng kiểu Marcelo Bielsa. Họ chơi tất tay, chơi cởi mở, chơi điên cuồng bất chấp hậu quả. Hơn nữa, chất lượng hàng thủ của Leeds là rất kém về mặt cá nhân lẫn tổ chức. Leeds chơi với hệ thống 3 trung vệ là Ayling, Llorente, Struijk và gần như bỏ không hai biên. Chính vì thế, Man Utd mới có quá nhiều không gian để khai thác và tìm được 2 bàn ấn định chiến thắng. Cơn điên của Leeds thực tế mang lại tác động 2 chiều. Tiêu cực: Man Utd bị gỡ hoà nhanh chóng và tích cực: Leeds chơi như “mở cửa mời anh xơi”.

Atletico Madrid không phải Leeds. Họ cũng máu lửa, quyết liệt, áp sát liên tục và sẵn sàng đá rắn để đối thủ chùn chân nhưng Simeone khác Bielsa ở chỗ ông tổ chức đội bóng của mình kỷ luật hơn, thực dụng hơn chứ không chơi cởi mở, cống hiến và giàu tính tiêu khiển. Đó là một đội bóng thép đúng nghĩa và dù năm nay họ không có được phong độ tốt như mùa giải trước đi nữa, họ vẫn là một mối đe doạ đáng sợ cho một Man Utd hỗn loạn như lúc này.

Điểm đáng ngại nhất của Man Utd chính là khả năng tận dụng cơ hội của tuyến tấn công. Dù họ ghi 4 bàn vào lưới Leeds đi nữa, vẫn phải nói rằng hàng công Man Utd đã có một trận chơi kém cỏi, trừ mỗi trường hợp Sancho mà thôi. Thực tế, nếu tận dụng tốt cơ hội, Man Utd đã có thể bỏ túi một hiệp 1 với 3-4 bàn dẫn trước đủ để Leeds sụp tinh thần và không thể vùng lên như vậy. Đáng kể nhất chính là CR7. Mũi nhọn duy nhất, ngôi sao tên tuổi nhất, người được kỳ vọng hồi sinh Man Utd nhất đã chơi một trận không thể nào tệ hơn. Người ta gọi anh là “vua đệm” và ngay cả cú đệm cận thành từ pha căng bóng đẹp mắt của Pogba anh cũng không thể ghi bàn. Các pha dứt điểm còn lại của CR7 chỉ được mỗi uy lực cú sút mà thôi, còn lại đều không hiểm hóc và ngay cả một Meslier không phải hàng đẳng cấp cũng đủ sức ngăn chặn chúng một cách dễ dàng.

Trước trận gặp Leeds, truyền thông nhận định tích cực rằng việc CR7 ghi bàn trở lại sau 587 phút “mất súng” là dấu hiệu đáng mừng bởi trong lịch sử sự nghiệp của anh, mỗi lần nổ súng lại sau cơn khát bàn thắng là CR7 đều toả sáng liên tục. Nhưng lần này đã khác. Tuổi 37 cho thấy anh không còn sức rướn để có thể tạo ra những cú dứt điểm tinh tế như xưa nữa. Và một đội bóng toàn bỏ lỡ cơ hội ngon ăn như vậy là một đội bóng đang ở trạng thái nguy cấp thực sự trong những cuộc đấu loại trực tiếp tại Champions League. Atletico là một con cáo già của giải đấu này vài năm trở lại đây. Họ chắc chắn không bỏ qua cơ hội bắt một đối thủ có hiệu suất chuyển hoá cơ hội thành bàn thắng kém cỏi phải trả giá đắt.

Cơn điên của Leeds có thể cho Man Utd 3 điểm. Nhưng nhược điểm tồn đọng của họ có thể sẽ khiến họ phải trải qua cơn đau ở Madrid. Mối đe doạ ấy là hoàn toàn có thật.

Chia sẻ bài viết:
Zalo
Chuyên gia phân tích bóng đá

Có thể bạn thích