Mặc dù thi đấu nổi bật tại giải U23 châu Á vừa qua, nhưng phần lớn các cầu thủ trẻ không được ra sân thường xuyên tại giải đấu số một Việt Nam. Điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng đội hình của đội tuyển quốc gia trong tương lai.
Tại giải đấu U23 châu Á vừa qua, đội tuyển của chúng ta có 16 cái tên đang góp mặt tại các CLB thi đấu ở V-League. Nhưng chỉ có số ít những cầu thủ trong đội được đảm bảo khả năng ra sân thường xuyên. Chúng ta dễ dàng điểm qua một vài cầu thủ như là Bùi Hoàng Việt Anh, Nguyễn Hai Long (Hà Nội), Nguyễn Văn Toản (Hải Phòng), Nguyễn Thanh Bình (Viettel) hay Lý Công Hoàng Anh (Bình Định)...
Phần còn lại vì thiếu kinh nghiệm chinh chiến tại V-League nên các CLB chủ quan không mạo hiểm để họ được ra sân thường xuyên. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến tương lai của đội tuyển quốc gia Việt Nam, vì lứa U23 này được xem là nòng cốt và có chất lượng chuyên môn rất tốt. Việc làm bạn trên băng ghế dự bị sẽ khiến cho các cầu thủ trẻ đánh mất sự tự tin và cảm giác chơi bóng.
Phó chủ tịch Nutifood, ông Lê Nguyên Hòa chia sẻ với phóng viên: “U23 Việt Nam thi đấu rất ấn tượng tại giải U23 châu Á vừa qua, nhưng khi trở về, các tuyển thủ không chắc có nhiều cơ hội được thi đấu ở V-League. Chúng tôi không muốn các tài năng bị mai một, nên muốn tìm một hướng đi thích hợp cho các em, vì lứa cầu thủ này có thể là nòng cốt của đội tuyển Việt Nam về sau”.
Tuy nhiên phía VFF vẫn chưa có động thái nào và rất khó để có thể áp dụng ngay ý tưởng này tại V-League. Trong quá khứ, đã có rất nhiều đội tuyển áp dụng cách làm tương tự cho các cấp độ trẻ của mình. Năm 1998, Malaysia thể hiện quyết tâm cực lớn cho tấm vé dự Olympic 2000, họ cho phép đội trẻ được đá play-off và tham dự giải VĐQG ngay sau đó. Ở Singapore, LĐBĐ nước này đã tập hợp các cầu thủ trẻ lại và đặt tên cho đội bóng là Young Lions. Điều này giúp cho các cấp độ trẻ có thêm nhiều kinh nghiệm thi đấu thực chiến.
Theo Thể thao số 247