đồng hồ
Trang chủ     Bóng đá   /   Những vết ố tai hại của bóng đá Việt Nam trên đấu trường quốc tế

Những vết ố tai hại của bóng đá Việt Nam trên đấu trường quốc tế

Có thể nói, bóng đá Việt Nam đang ở trong những ngày tháng huy hoàng nhất trong lịch sử. Tính từ thời điểm HLV Park Hang Seo tiếp quản chiếc ghế nóng của “Những ngôi sao Vàng”, họ liên tiếp gặt hái được những thành công vang dội.

Không chỉ sở hữu một nhà cầm quân tài năng, chúng ta còn có một thế hệ cầu thủ, giỏi cả về trình độ lẫn nhân cách. Nhưng ít người biết rằng, để có được ngày hôm nay, nền bóng đá của chúng ta từng trải qua một quá khứ với rất nhiều góc khuất không đáng có.

Bóng đá Việt Nam chính thức quay trở lại, hội nhập với các giải đấu quốc tế từ năm 1991. Chúng ta tham dự tất cả là 27 giải đấu tính riêng trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm 12 kỳ AFF Cup và 15 kỳ SEA Games cùng rất nhiều những đấu trường tầm cỡ châu lục khác như Asian Cup hay Asiad,… Bên cạnh những dấu ấn đáng ghi nhận, cũng không thể không nhắc đến những scandal đáng quên, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự và hình ảnh của nền bóng đá nước nhà.

Cuộc “đào ngũ” của 11 cầu thủ trước thềm SEA Games 1991

Ở SEA Games đầu tiên khi bóng đá nước nhà trở lại với sân chơi khu vực, đội tuyển Việt Nam đã thi đấu không thành công và dừng chân ngay từ vòng bảng. Thế nhưng điều đáng nói hơn là đã xảy ra một cuộc “đào ngũ” trước thềm giải đấu.

QUẢNG CÁO

Khi đó là thời bao cấp nên mọi thứ ở Trung tâm Nhổn còn rất thiếu thốn. Bữa ăn của mỗi cầu thủ chỉ có tiêu chuẩn 12.000 đồng mỗi ngày, thức ăn vài ba món, chế biến đơn điệu nên không đảm bảo dinh dưỡng. Việc tập trung ở miền Bắc khi thời tiết đang chuyển lạnh, khiến các cầu thủ phía Nam gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt cũng như duy trì được chế độ tập luyện tốt như thông thường. Cộng thêm việc xung quanh Nhổn chỉ toàn là cánh đồng, khiến các cầu thủ sau giờ tập không có điều kiện để giải trí, thư giãn làm cho tâm lý trở nên bức bối, dẫn đến việc 11 cầu thủ phía Nam "đào ngũ".

Đáng tiếc là 11 cầu thủ bỏ về này đều là những ngôi sao, sắp xếp lại thì vừa đủ 1 đội hình mạnh với những cái tên đình đám thời bấy giờ như Trương Văn Lợi, Phan Thanh Hùng, Phan Công Thìn, Đặng Trần Chỉnh, Trương Văn Dưỡng,… Nếu không có vụ  “đào ngũ” ở Nhổn, đội tuyển Việt Nam rất có thể đã sang Philippines với đội hình mạnh nhất và sẽ tiến xa hơn vòng bảng ở SEA Games 1991.

Cơn thịnh nộ của HLV Weigang ở Tiger Cup 1996

SEA Games 18 chứng kiến dấu ấn đáng chú ý đầu tiên của bóng đá Việt Nam kể từ khi hội nhập trở lại với các giải đấu quốc tế. Chúng ta xuất sắc lọt vào đến trận chung kết và chỉ chịu khuất phục trước một Thái Lan quá mạnh và vượt trội về đẳng cấp. Sau kỳ tích đó, ĐT Việt Nam đặt rất nhiều kỳ vọng ở kỳ Tiger Cup 1996 diễn ra sau đó khoảng chừng 2 năm.

Weigang

Tuy nhiên, đây lại là giải đấu mà thầy trò HLV Weigang để lại không ít dấu hỏi về những vấn đề trong nội bộ đội bóng. au trận thắng Campuchia 3-1 ở ngày ra quân, đội tuyển Việt Nam bất ngờ để đội tuyển Lào cầm chân với tỷ số 1-1 trong thế rượt đuổi tỉ số vô cùng vất vả. Hệ quả là HLV Weigang khi đó đã nổi cơn thịnh nộ vì cho rằng một số cầu thủ đã sa sút một cách khó hiểu hay thậm chí là tố cáo họ đã có hành vi bán độ.

Khi đó, ông thầy người Đức đã chỉ thẳng vào mặt 4 cầu thủ và hỏi: "Các anh bán trận này được bao nhiêu tiền?". Nhóm ấy là 4 cầu thủ mang họ Nguyễn. Ông Weigang sau đó đã không cho những cái tên này vào sân tập luyện, thậm chí còn muốn còn đuổi họ về nước.

May thay, đúng vào  thời điểm căng thẳng ấy, trưởng đoàn Tô Hiền đã đứng ra dàn xếp để cứu vãn tình hình, với câu chuyện "quê hương là chùm khế ngọt" để xoa dịu tình hình cả hai bên. Cách xử lý khéo léo của trưởng đoàn Tô Hiền đã giúp cái đầu nóng của HLV Weigang hạ nhiệt. Các cầu thủ Việt Nam lấy lại tinh thần, hạ Myanmar 4-1 rồi hòa Indonesia để vượt qua vòng bảng và giành huy chương đồng Tiger Cup 1996.

7 cầu thủ U23 Việt Nam tham gia bán độ tại SEA Games 2005

Năm 2005 có thể coi là thời kỳ hưng thịnh nhất của bóng đá Việt Nam trong nhiều năm khi chúng ta sản sinh ra rất nhiều những tài năng sáng giá. Theo đó không có thời điểm nào thích hợp hơn để đội tuyển chúng ta giải cơn khát danh hiệu như tại Sea Games 2005 diễn ra tại Philippines.

Nhưng cuối cùng, giấc mơ đó vẫn chẳng thể trở thành hiện thực khi cái dớp mang tên Thái Lan thêm một lần nữa ám ảnh các chàng trai áo đỏ. Không chỉ vậy, chúng ta còn dính vào một vụ bê bối có lẽ là “có một không hai” trong quá trình tham dự kỳ SEA Games năm đó.

Cụ thể, tại bán kết của SEA Games 2005, U23 Việt Nam đã đánh bại U23 Myanmar với tỷ số 1-0. Dù U23 Việt Nam kết thúc Đại hội thể thao Đông Nam Á với ngôi á quân, nhưng sau đó người hâm mộ đã ngỡ ngàng khi biết tin 7 cầu thủ nước nhà đã tham gia "bán độ" ở trận gặp Myanmar.

Đây có thể coi là scandal lớn nhất trong lịch sử bóng đá Việt Nam, khi hàng loạt những ngôi sao nổi tiếng nhất của bóng đá ở thời điểm bấy giờ như Văn Quyến, Quốc Vượng, Văn Trương, Quốc Anh, Phước Vĩnh, Bật Hiếu, Hải Lâm phải vào vòng lao lý.

Kết quả, Lê Quốc Vượng phải nhận án tù 4 năm, còn các cầu thủ khác chỉ bị án treo do có các tình tiết giảm nhẹ. Trong đó Phạm Văn Quyến, Lê Văn Trương, Trần Hải Lâm và Châu Lê Phước Vĩnh bị phạt 2 năm tù về tội tổ chức đánh bạc; Lê Bật Hiếu và Huỳnh Quốc Anh bị phạt 2 năm 6 tháng tù vì tội tổ chức đánh bạc trái phép.

Cuối cùng về sau này, chỉ có tiền đạo Huỳnh Quốc Anh là phần nào tìm lại được phong độ đỉnh cao của mình, với danh hiệu vô địch V- League 2012 cùng SHB Đà Nẵng và giành QBV Việt Nam cùng năm đó. Còn tất cả những cái tên còn lại đều mãi mãi chìm sâu trong vực thẳm, khi chỉ còn là cái bóng của chính họ và phải nhanh chóng giã từ sân cỏ.

Chia sẻ bài viết:
Zalo

Có thể bạn thích