đồng hồ
Trang chủ     Bóng đá   /   Nạn bạo lực V-League so với các giải đấu trên thế giới

Nạn bạo lực V-League so với các giải đấu trên thế giới

Đối với nền bóng đá Việt, bạo lực vẫn là căn bệnh dai dẳng mà chúng ta chưa tìm ra lời giải. Tình trạng bạo lực ở làng túc cầu trong nước không chỉ diễn ra trên sân, mà nó còn lan ra cả bên ngoài đường pitch nữa. 

Trong những năm qua, chúng ta đang theo đuổi hình ảnh về một nền bóng đá chuyên nghiệp, sạch scandal. Thế nhưng rõ ràng, câu chuyện bạo lực sân cỏ vẫn là nỗi ám ảnh đối với bóng đá Việt Nam từ quá khứ cho đến hiện tại.

Nạn bạo lực V-League

Pha vào bóng của Ngô Hoàng Thịnh đối với Đỗ Hùng Dũng hồi tháng 3 một lần nữa cho thấy tại sao bóng đá Việt khó phát triển. Nhìn vào thực trạng hiện tại ở V-League nói riêng cũng như là ở cả những giải đấu hạng dưới, các giải đấu trẻ nói chung, tình trạng bạo lực sân cỏ đáng báo động không khỏi khiến chúng ta vô thức tiến hành so sánh với những nền bóng đá hàng đầu, đó là Premier League, La Liga, Ligue 1, Bundesliga cùng với Serie A.

Thực tế, ngay cả ở các giải đấu đẳng cấp bậc nhất hành tinh, tình trạng bạo lực trên sân cỏ cũng không thể được giải quyết hoàn toàn. Trong mùa giải 2020/21, Ansu Fati đã dính một chấn thương nghiêm trọng sau pha vào bóng nguy hiểm từ phía sau của một cầu thủ thuộc biên chế Real Betis và cho đến nay, sao mai thuộc biên chế Barcelona vẫn chưa thể thi đấu trở lại.

QUẢNG CÁO

Nạn bạo lực V-League

Hồi đầu mùa, pha vào bóng của Jordan Pickford đối với Virgil van Dijk cũng rợn gáy chẳng kém gì tình huống của Ngô Hoàng Thịnh và Đỗ Hùng Dũng cả.

Lùi lại quá khứ về năm 2015, hậu vệ trái nổi tiếng của Manchester United là Luke Shaw từng suy mất chân vì tình huống phạm lỗi nguy hiểm từ phía sau của Hector Moreno trong trận đấu giữa MU và PSV. Khi đó, cựu cầu thủ Southampton đã bị gãy chân và phải thở bằng máy oxy trong bệnh viện.

Theo chia sẻ từ huấn luyện viên trưởng Quỷ Đỏ khi đó – ông Louis van Gaal, Luke Shaw đã khóc rất nhiều, và chắc chắn rồi, hẳn anh đã rất lo lắng cho sự nghiệp của mình.

Nạn bạo lực V-League

Ngoài những trường hợp nói trên, chúng ta có thể liệt kê ra không ít những hình ảnh xấu xí xuất hiện tại các giải đấu lớn, được thực hiện bởi những ngôi sao danh tiếng như Diego Costa, Pepe hay Luis Suarez chẳng hạn. Vậy nhưng không thể nào vì đó mà đánh đồng nạn bạo lực sân cỏ tại V-League với các giải đấu lớn được, bởi lẽ tồn tại rất nhiều sự khác biệt giữa nền bóng đá của chúng ta với bóng đá quốc tế, trong đó bao gồm y học thể thao, tình trạng thể chất của các cầu thủ, đãi ngộ, quyền lợi,… và quan trọng nhất là ý thức trên sân cỏ.

Dĩ nhiên, nền bóng đá nào cũng tồn tại người này, người kia, nhưng không thể phủ nhận rằng ở Việt Nam, tỷ lệ về số “người kia” vượt trội hơn nhiều. Trong công tác đào tạo của những người làm bóng đá nội, rõ ràng là việc giáo dục, nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm đối với đôi chân của những người đồng nghiệp phía bên kia chiến tuyến còn chưa được xem trọng.

Phần lớn các pha vào bóng dẫn tới chấn thương nguy hiểm, chúng không xuất phát từ việc thi đấu quá máu lửa, ham muốn đoạt lại bóng, mà lại đến từ suy nghĩ muốn triệt hạ, “ăn chân” đối thủ.

Hơn nữa ngoại trừ những vụ việc nổi cộm được giới truyền thông và người hâm mộ quan tâm, thì những tình huống và chạm theo kiểu cố ý phạm lỗi, chơi xấu trong bóng đá Việt diễn ra thường xuyên như cơm bữa, và đáng buồn là tình trạng này lại đang có dấu hiệu gia tăng. Rõ ràng khi đặt bóng đá nước nhà lên bàn cân so sánh với những nền bóng đá phát triển, dù không muốn nhưng chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng, tình trạng bạo lực trên sân cỏ vẫn là một vấn đề nghiêm trọng, nhức nhối và cần được quan tâm nhiều hơn nữa.

Ngoài ra, chúng ta còn phải nói đến tình trạng bạo lực bên ngoài sân cỏ nữa. Hồi tháng 5 năm ngoái, vụ việc 2 cổ động viên Nam Định là Vũ Trung Trực và Trần Đắc Chương cầm pháo sáng bắn thẳng sang khán đài đối diện khiến một nữ cổ động viên bị bỏng nặng đã khiến dư luận cả nước xôn xao, phẫn nộ.

Nạn bạo lực V-League

Vẫn biết bóng đá là một môn thể thao mang lại nhiều cảm xúc, và đôi khi nó khiến cho người xem khó lòng có thể kiềm chế. Vậy nhưng hành động này thực sự đã chà đạp lên những giá trị đạo đức cơ bản.

Có quá nhiều vấn đề vẫn còn tồn tại cần được giải quyết, và nhìn vào tình hình hiện tại, chắc chắn là phải rất lâu nữa, chúng ta mới sở hữu một môi trường thể thao lý tưởng.

Chia sẻ bài viết:
Zalo

Có thể bạn thích