đồng hồ
Trang chủ     Bóng đá Việt Nam   /   Kì vọng nào cho thế hệ mới của U23 Việt Nam?

Kì vọng nào cho thế hệ mới của U23 Việt Nam?

Sau những thành công vang dội liên tiếp của hai lứa cầu thủ 95-97 và 97-99 trong hai năm 2018 và 2019 tại cấp độ U23 ở tầm khu vực và châu lục, chúng ta chào đón một thế hệ U23 hoàn toàn mới mẻ. Không nhận nhiều sự chú ý hay đem về thành công chuyên môn đáng kể ở cấp độ trẻ thấp hơn như U16 hay U19, nhóm cầu thủ 99-01 từng bị gọi là “thế hệ thất bại”. Đối diện với viễn cảnh thiếu hụt lực lượng kế cận sau “Thế hệ vàng” trước đó, kì vọng nào sẽ dành cho thế hệ mới của U23 Việt Nam?

Vòng loại U23 Châu Á hiện tại sẽ chỉ là chướng ngại đầu tiên mở màn cho một loạt thử thách mà U23 Việt Nam phiên bản mới phải đối mặt trong thời gian tới. Nếu vượt qua Vòng loại, U23 Việt Nam sẽ giành quyền tham dự VCK U23 Châu Á tổ chức tại Uzbekistan vào tháng 6/2022. Ngay trước đó 1 tháng, chính lứa cầu thủ này sẽ nhận trọng trách bảo vệ tấm huy chương vàng SEA Games trên sân nhà. Chặng tourmalet của những chàng trai thế hệ 99-01 sẽ chỉ kết thúc vào tháng 9, với Asian Games được tổ chức tại Trung Quốc.

Tường thuật, trực tiếp U23 Việt Nam vs U23 Đài Loan 17h00 ngày 27/10/2021 VL U23 châu Á 2022

Tường thuật, trực tiếp U23 Việt Nam vs U23 Đài Loan 17h00 ngày 27/10/2021 VL U23 châu Á 2022 Tường thuật, trực tiếp U23 Việt Nam vs U23 Đài Loan 17h00 ngày 27/10/2021 vòng loại U23 châu Á 2022. Link xem trực tiếp trận đấu Việt Nam vs Đài Loan.

HLV U23 Đài Loan:

HLV U23 Đài Loan: "Việt Nam cao hơn, khỏe hơn chúng tôi" HLV Jiunn Ming Chen của U23 Đài Loan dành những lời khen cho tuyển U23 Việt Nam, nhưng nhà cầm quân này khẳng định rằng đội bóng của ông sẽ thi đấu hết sức mình để giành kết quả tốt nhất.

QUẢNG CÁO

Đội tuyển Quốc gia sẽ kết thúc hành trình Vòng loại FIFA World Cup vào cuối tháng 3/2022 với không giải đấu chính thức nổi bật nào cho tới cuối năm. Vì lẽ đó, dù đang nhận không nhiều sự chú ý từ giới mộ điệu ở thời điểm hiện tại, U23 Việt Nam chắc chắn sẽ là tâm điểm của bóng đá quốc nội trong phần lớn năm 2022. Hai trận đấu Vòng loại trước những đối thủ yếu như Đài Bắc Trung Hoa và Myanmar dù không quá cao về độ khó, nhưng đây sẽ là nấc thang chính thức đầu tiên trong quá trình xây dựng đội hình và khởi phát nền tảng niềm tin.

Sở dĩ, lứa cầu thủ 99-01 mang biệt hiệu tự nhận “thế hệ thất bại” bởi sự thiếu vắng trầm trọng thành tích chuyên môn nếu đặt cạnh thành công vang dội của hai lứa đàn anh đi trước. Nếu như lứa 95-97 của Công Phượng, Văn Toàn hay Xuân Trường làm dậy sóng nền bóng đá nước nhà từ thời điểm mới là những cậu bé 17-18 tuổi với sự hào hoa trong lối chơi, thì lứa 97-99 mang tới phong cách khác biệt dựa trên nền tảng thể hình và tranh chấp mạnh mẽ giúp Việt Nam giành vé tới FIFA U20 World Cup.

Chính hai nhóm cầu thủ đó, nhờ sự đầu tư lớn và cơ hội cọ xát đỉnh cao xuyên suốt quá trình đào tạo trẻ, đã và đang trở thành lực lượng nòng cốt của ĐTQG từ rất sớm. Lứa 99-01 không nhận được sự may mắn như vậy. Kẹp giữa hào quang của hai lứa đàn anh khi hầu hết nguồn lực thời điểm đó được dồn cho nhóm trọng điểm, cộng thêm những sự đen đủi nhất định trong chặng đường thi đấu quốc tế khiến nhóm cầu thủ này lại càng bị bủa vây bởi áp lực và chỉ trích. 3 năm sau VCK U19 Châu Á thất bại toàn diện tại Indonesia, nay họ mới có cơ hội chứng minh năng lực sửa sai.

Thực tế trên thế giới cho thấy, thành tích trong bóng đá trẻ là khía cạnh đặc thù hiếm khi được đề cao. Quá nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan tác động trong quá trình đào tạo khiến sản phẩm đầu ra thường xuyên có kết quả với rất nhiều biến số. Đào tạo vận động viên thể thao trẻ nói chung và bóng đá nói riêng luôn là khoản đầu tư mạo hiểm mang tính rủi ro cao. Nếu may mắn và chỉn chu, chúng ta sẽ có một “lứa” sản phẩm đồng đều. Nhưng trong phần lớn những dịp còn lại, một vài cá nhân xuất sắc, thậm chí chỉ nhặt ra 1 người tiêu biểu, đã là một sự thành công. Chúng ta đào tạo con người, không phải sản xuất dập khuôn máy móc cứng nhắc.

U23 Việt Nam hiện tại không có nhiều cầu thủ đủ xuất sắc để chen chân trong biên chế ĐTQG. Trong số 23 cái tên được HLV Park Hang-seo sàng lọc cho chiến dịch Vòng loại U23 Châu Á lần này, chỉ 3 cầu thủ từng có ít nhất 1 lần khoác áo ĐTQG. So sánh với hai lứa đàn anh cùng kì, số lượng này quá ít ỏi. Tuy nhiên, như đã phân tích, chúng ta nên điều chỉnh lại đúng đắn hơn về góc nhìn đào tạo trẻ. Không phải lứa cầu thủ nào cũng có thể ra lò một nhóm đều tăm tắp, và đóng góp ít quân số cho ĐTQG không đồng nghĩa với việc lứa cầu thủ đó thất bại. Hãy nhìn vào Nguyễn Trọng Hoàng, Nguyễn Văn Quyết hay Quế Ngọc Hải, những cựu binh trước hai “thế hệ vàng” của ĐTQG, lứa cầu thủ của họ đâu giành được những danh hiệu lớn lao. Rốt cuộc, họ vẫn đủ chất lượng đóng góp cho cấp độ đội tuyển cao nhất, bất chấp nhóm đồng niên không có nhiều sự nổi bật.

Đương nhiên, một khi đã bước vào bất kì giải đấu nào, mục tiêu đề ra luôn là chiến thắng và giành thành tích cao nhất. Dẫu vậy, chúng ta dường như đã quá quen thuộc với những vinh quang ở cấp độ trẻ trong thời gian gần đây mà quên mất rằng, mục tiêu sau cùng của quá trình đào tạo vẫn là đóng góp nhân tài cho ĐTQG. Cầu thủ có thể không thật sự yếu kém như người ta định kiến, nhưng chính những chỉ trích đầy tiêu cực nhắm tới một cá nhân hay một thế hệ sau bất kì thất bại nào ở cấp độ trẻ, đem tới sự sang chấn và ảnh hưởng tâm lí đáng kể tới chặng đường phát triển tương lai.

Vì lẽ đó, chúng ta hoàn toàn có quyền kì vọng và tự hào với chiến thắng, nhưng hãy sẵn sàng chuẩn bị sự bao dung tích cực mỗi khi đội tuyển đối diện với trắc trở, để đón nhận về những tài năng trẻ mà sau này, sẽ là rường cột của quốc gia.

Chia sẻ bài viết:
Zalo
Chuyên gia phân tích

Có thể bạn thích