đồng hồ
Trang chủ     Bóng đá thế giới   /   Góc Hà Quang Minh: Kẻ bắt nạt vĩ đại

Góc Hà Quang Minh: Kẻ bắt nạt vĩ đại

Có lẽ Tam sư bước vào trận Cuối cùng của vòng loại World Cup với tâm trạng nhẹ nhàng nhất. Đơn giản, đối thủ của họ chỉ là San Marino và ĐT Anh thì đang dẫn đầu bảng với 3 điểm nhiều hơn ba Lan. Nhưng Southgate vẫn không chủ quan khi ông quyết định vẫn để Harry Kane dẫn dắt hàng công như một sự đảm bảo…

“Giết gà cần gì dao mổ trâu”, ắt hẳn sẽ có người nhận xét như vậy về việc ĐT Anh vẫn sử dụng những nhân sự tốt nhất cho trận tiếp một San Marino chưa có nổi 1 điểm nào sau 9 trận vòng loại. Đúng là dùng những Harry (Kane và Maguire) chẳng khác gì dao mổ trâu khi đối thủ chỉ bé nhỏ như chú gà. Nhưng thực tế, cái cách lựa chọn của Gareth Southgate cho thấy dù ông vẫn còn là đề tài tranh cãi về năng lực chuyên môn nhưng ở tư thế một người dẫn dắt, một bậc trưởng thượng đi trước so với lứa tuyển thủ này, ông đang có một thái độ cực đáng trân trọng.

Harry Maguire: Đến ăn mừng bàn thắng cũng bị chửi

Harry Maguire: Đến ăn mừng bàn thắng cũng bị chửi Harry Maguire là người ghi bàn thắng mở tỷ số cho tuyển Anh trong chiến thắng 5-0 trước Albania. Tuy nhiên thay vì được tán thưởng thì anh đã bị chửi rủa thậm tệ vì màn ăn mừng của mình.

Góc Hà Quang Minh: Từ Xavi nhìn về Solsa

Góc Hà Quang Minh: Từ Xavi nhìn về Solsa Không thể phủ nhận rằng cả Barca lẫn Man Utd đều đang trong khủng hoảng. Nhưng họ khác nhau ở những điểm rất cơ bản. Thứ nhất, Man Utd đang có tiền còn Barca thì không. Thứ hai, Barca có giải pháp còn Man Utd thì mịt mờ…

Southgate đã nói đại ý rằng ông cảm thấy “tội lỗi” khi cất Harry Kane trên băng ghế dự bị ở trận gặp Andorra và San Marino (lượt đi) cách đây chưa lâu. Khi ấy, việc “không dùng dao mổ trâu” vẫn mang lại cho ĐT Anh đủ 6 điểm với tổng số bàn thắng ghi được là 14 bàn và không để thua bàn nào. Tại sao có điểm, ghi nhiều bàn, không để lọt lưới lại mang lại cảm giác tội lỗi? Dễ hiểu, ông nói rằng lẽ ra ông nên để Kane xuất phát từ đầu khi mà anh cần một động lực cho chính mình ở Premier League.

QUẢNG CÁO

Nuôi dưỡng tinh thần tích cực cho cầu thủ là một việc rất khó mà mỗi HLV đều phải đối diện. Thiếu tinh thần tích cực, kể cả ở trình độ nào đi nữa cầu thủ cũng khó lòng có thể thể hiện tốt trên sân. Và câu chuyện phong độ ở CLB với phong độ ở ĐTQG cũng có nhiều nét khá tương đồng nếu như vấn đề liên quan là tâm lý thi đấu. Và Southgate đã tiếp tục để Kane đá chính ở trận cuối này, khi mà anh đang phải nhận về những chỉ trích đau lòng từ chính thế hệ đi trước.

Roy Keane là bình luận viên gay gắt

Bình luận về Kane, Roy Keane mới nói một câu khá shock đại ý rằng Kane phải tập vượt qua thất vọng vì bản thân anh khi đã khoác áo Tottenham là đã quá quen với thất vọng rồi. Nhận xét này đầy tính mỉa mai, và hơi có chút giễu nhại một CLB như Tottenham đồng thời móc nối lại chuyện đi hay ở của Kane ở mùa Hè. Nó thực chất không có tính xây dựng và chính những kiểu bình luận như thế đã khiến tâm lý của người nhận bình luận bị ảnh hưởng rất nhiều vì áp lực.

Nhưng không chỉ có Kane mới bị móc mỉa như thế. Một Harry khác, Maguire, cũng mới bị Keane phang cho một vố đau điếng. Việc Maguire ăn mừng bàn thắng trước Albania đã lọt vào tầm soi của Keane. Nhìn thấy Maguire trượt trên thảm cỏ với hai ngón tay trỏ bịt hai tai như hàm ý bất chấp mọi chỉ trích, Keane nói thẳng “Thật đáng xấu hổ, hắn là một nỗi hổ thẹn của Man Utd ở vài tháng gần đây”. Và có vẻ nhận xét này đã đi quá đà. Thực tế, chỉ có thời gian mới trở lại sau chấn thương vừa rồi Maguire mới xuống phong độ tại Man Utd mà thôi. Từ đầu mùa, anh vẫn chơi khá ổn. Nếu nói anh tệ suốt vài tháng gần đây, có vẻ như Keane đã hơi hằn học quá đáng.

Một cựu danh thủ Premier League là Agbonlahor đã phải phản ứng lại với bình luận của Keane. Agbonlahor đi thẳng vào bản chất của vấn đề là chuyện cầu thủ ghi được bàn thì dĩ nhiên phải vui và khi vui dĩ nhiên phải ăn mừng. “Đồng ý đó chỉ là Albania nhưng cậu ấy đã chơi tốt và đã ghi bàn. Nhưng điều quái gở là mỗi khi cậu ấy làm được điều gì đó là y như rằng bắt đầu có những quan điểm chống lại cậu ta”, Agbonlahor nói thêm. Kết luận, cựu danh thủ Aston Villa này đánh giá về Keane chỉ bằng một danh từ “kẻ bắt nạt hơn tuổi” (big bully), đúng như hình ảnh của ma cũ bắt nạt ma mới ở các trường phồ thông đó đây trên toàn cầu.

Harry Maguire nhận nhiều chỉ trích vì màn ăn mừng trên

Và không chỉ Agbonlahor bênh vực Maguire. Gareth Southgate cũng đã phải lên tiếng. “Tôi không biết anh ta có thần tượng Hulk Hogan (một nhân vật trong WWE) hay không? Tôi không hiểu hàm ý pha ăn mừng của cậu ấy nhưng tôi biết cậu ấy là một cầu thủ giỏi”, Southgate đã nói về màn ăn mừng của Maguire trong cuộc họp báo đồng thời minh hoạ bằng động tác tay bên tai mình đúng kiểu “biểu tượng” của  Hogan mà Maguire đã làm trong trận Albania. Không cần nặng nề như Agbonlahor, nhưng những gì Southgate nói ra ắt hẳn cũng nhắm đến Roy Keane và những nhận xét liên tiếp búa bổ lên đầu các cầu thủ Anh, đặc biệt là những cầu thủ đang khoác áo Man Utd.

Không ai phủ nhận Keane là một huyền thoại của Man Utd thời hiện đại nhưng dường như việc được đặt ở vị thế huyền thoại đã vô tình khiến cho Keane và vài đồng đội cũ của mình một thái độ khá trịch thượng đối với lớp cầu thủ Man Utd sau này. Cái gay gắt (chứ không phải khắt khe); cái hăm doạ (chứ không phải góp ý); cái chà đạp (chứ không phải phê bình) mới chính là thứ áp lực lớn nhất mà nhiều cầu thủ Man Utd thế hệ sau này phải nhận về từ chính các đàn anh của mình. Không ai dìu dắt họ cả. Ai cũng đặt mình ở chỗ của những vị “tiên chỉ” để mặc sức hành hạ lớp kế tục trên khía cạnh tinh thần.

Hệ thống lại mọi nhận xét của lớp đàn anh chuyên đóng vai những kẻ bắt nạt vĩ đại này, chúng ta mới hiểu hơn tại sao Jurgen Klopp lại từ chối huấn luyện Man Utd khi được Woodward tiếp cận. Ông nói CLB ấy như một Công viên Disney vậy. Quả thực là một nhận xét thâm thuý. Và những người tạo ra cái không khí Disney này không chỉ là những cầu thủ hiện thời mà đa phần là từ những cựu huyền thoại ngày một quân hồi vô phèng.

'Những người anh' của thế hệ đàn em Man Utd

Làm anh khó lắm. Câu nói này ở hoàn cảnh này đâm ra lại hay. Tại sao cũng là cựu danh thủ, Southgate lại có cách tiếp cận với thế hệ sau so với Roy Keane. Tất cả chỉ đọng lại ở một đáp án duy nhất: Southgate làm huấn luyện còn Keane chỉ làm bình luận. Và khi đã làm huấn luyện, tâm thức động viên, dìu dắt sẽ luôn luôn được đặt lên hàng đầu. Còn khi bình luận, có lẽ cái tưởng tượng “nếu tình huống bóng đó mà là tôi của ngày xưa” nó phủ bóng quá lớn đến độ những người như Keane đã quên đi mất cái phận làm đàn anh của mình mất rồi…

Chia sẻ bài viết:
Zalo
Chuyên gia phân tích bóng đá

Có thể bạn thích