đồng hồ
Trang chủ     Bóng đá thế giới   /   [Góc Hà Quang Minh] Bóng đá - chính trị: cầu thủ hay UEFA?

[Góc Hà Quang Minh] Bóng đá - chính trị: cầu thủ hay UEFA?

Nga đã tiến quân vào Ukraine. Tin tức chấn động ấy choán hết mọi dòng tin tức về bất kỳ thứ thu hút đời thường nào khác, từ thể thao tới giải trí. Và từ câu chuyện không bóng đá này, hãy nhìn nó bằng lăng kính bóng đá…

Lần đầu tiên trong đời, hậu vệ Taras Kacharaba được mang chiếc băng đội trưởng của Slavia Prague. Đó là trận gặp Fenerbahce. Lý do đơn giản, Kacharaba là người Ukraine và toàn đội Slavie Prague sẽ mang tấm áo có dòng chữ “Chúng tôi sát cánh cùng Ukraine”.

Sự thật phơi bày lý do Mo Salah và Kevin De Bruyne bị Roman Abramovich bán

Sự thật phơi bày lý do Mo Salah và Kevin De Bruyne bị Roman Abramovich bán Mới đây cựu huấn luyện viên Chelsea - Eddie Newton đã tiết lộ bí mật vì sao Mohamed Salah và Kevin De Bruyne đều bị bán.

Abramovich vs Stan Kroenke: Sự khác nhau giữa 2 ông chủ

Abramovich vs Stan Kroenke: Sự khác nhau giữa 2 ông chủ Roman Abramovich và Stan Kroenke là cùng là chủ của hai CLB lớn những sự khác biệt từ họ cũng chính là sự khát biệt về cấp độ thành công của hai đội bóng.

QUẢNG CÁO

Đó là một trong rất nhiều hành động thể thao để phản đối lại quyết định của Liên bang Nga ở Ukraine. Đã có những dòng tweet của Zinchenko, biên thủ của Man City, về tổng thống Nga Putin; đã có cả dòng trạng thái của Fedor Smolov, tuyển thủ Nga, ngắn gọn rằng “No War”. Chẳng ai thích chiến tranh cả. Và mọi người phản ứng lại cuộc chiến đang diễn ra. Nhưng trong cách phản ứng, sẽ có những thông điệp nghiêng về phía bên này, hoặc ngả về phía bên kia. Nghiêng-ngả ấy chính là một thiên kiến chính trị.

Bóng đá vốn dĩ vẫn được xem là một thánh địa tinh tuyền không được dính đến chính trị. Cụ thể hơn, các thông điệp, quan điểm chính trị không được phép thể hiện trong các hành vi bóng đá. Vi phạm nó có thể dẫn tới một án phạt từ UEFA, từ FIFA nhưng thực chất, sự mập mờ trong định nghĩa “thế nào là một thông điệp, một quan điểm chính trị” thì vẫn tồn tại để đến mức độ gây tranh cãi và tạo ra cả những quyết định nực cười.

UEFA hiện đang cân nhắc việc có cho phép trận chung kết Champions League 2021/22 tổ chức ở Nga như kế hoạch ban đầu hay không? Việc cân nhắc này là vì lý do gì? Nga không phải chiến địa nên không thể nói câu chuyện an toàn ở đây. Nga có thể bị cấm vận nhưng chưa bị rút quan hệ ngoại giao bởi nhiều quốc gia khác nên không thể nào sẽ có chuyện dẫn đến không còn đường bay quốc tế đến Nga. Vậy thì cân nhắc của UEFA, nếu dẫn tới quyết định cuối cùng, có phải là một thông điệp, một quan điểm chính trị được bày tỏ qua hành động?

Chính bản thân FIFA và UEFA cũng lập lờ bởi họ không thể thoát khỏi sự chi phối của các thế lực tài chính, kinh tế. Mà các thế lực tài chính, kinh tế ấy lại chính là những nguồn tác động mạnh mẽ nhất, có tính quyết định nhất tới các hành vi chính trị. Rõ ràng, đã có sự đánh trống bỏ dùi ở đây hay nói cách khác hơn là vừa đá bóng vừa thổi còi. UEFA hay FIFA cũng như nhau. Họ sẽ phạt một cá nhân, một tổ chức nào đó trên áp đặt “thể hiện quan điểm chính trị, bị tác động can thiệp bởi chính trị” nếu án phạt ấy có lợi cho mối quan hệ làm ăn giữa UEFA, FIFA và các đối tác. Mặt khác, họ cũng sẵn sàng tảng lờ những hành vi tương tự nếu như hành vi đó đi ngược lại lợi ích của các đối tác của họ.

Năm 1999, khi Nato và đồng minh oanh tạc Nam Tư (cũ), đã có rất nhiều phản ứng của giới bóng đá với cuộc chiến này. Ở Madrid, trước cửa đại sứ quán Mỹ, tiền đạo Mijatovic khoác lá cờ Nam Tư trên mình và đứng đó thể hiện sự phản đối. Ỏ Nhật, Stojkovic kéo tấm áo đấu lên mỗi khi ghi bàn để bày tỏ thông điệp “NATO, hãy ngừng oanh tạc’. Ở Ý, hậu vệ Mihajlovic của Lazio cũng mặc chiếc áo tương tự, với dòng chữ “NATO, dừng ném bom”. Và Mihajlovic đã bị FIFA ra án phạt về hành vi của mình, với phán quyết gắn đến hai chữ “chính trị”. Hôm nay, sau 23 năm, FIFA hay UEFA có ra án phạt tương tự cho các hành vi của Zinchenko, của Smolov hay của toàn đội Slavia Prague hay không?

Chưa thấy gì và nhiều khả năng là sẽ không thấy gì. Cơ bản, các thông điệp của các cầu thủ Ukraine, Slavia Prague hay Smolov đều đi ngược lại mục đích của Putin. Và FIFA, UEFA thì dĩ nhiên không thân nước Nga bằng Anh, Đức, Pháp, Ý hay thậm chí là cả Mỹ.

Trong sự bất nhất quán của hai tổ chức bóng đá lớn nhất hành tinh này, có chút gì là chính trị hay không?

Ai cũng có thể nhìn thấy, và trả lời được dễ dàng. Chỉ biết, trên một số tờ tin thể thao uy tín, các chuyên gia đều khẳng định rằng những cầu thủ gốc Ukraine đang thi đấu ở Giải VĐQG Nga đều không gặp nguy hiểm, kể cả khi họ nói lên những phản ứng của mình với quyết định của tổng thống Putin.

Có vẻ, bóng đá và chính trị liên quan ở chỗ này. Chính trị có thể dung bóng đá. Còn bóng đá có dung chính trị hay không thì… tuỳ.

Chia sẻ bài viết:
Zalo
Chuyên gia phân tích bóng đá

Có thể bạn thích