đồng hồ
Trang chủ     Bóng đá Việt Nam   /   Đội tuyển Việt Nam: Gia cố thế nào?

Đội tuyển Việt Nam: Gia cố thế nào?

Thua Arab Saudi 1-3, Đội tuyển Việt Nam vẫn cho thấy các điểm tích cực, đáng khen ngợi. Nhưng song song đó cũng có những điểm yếu cần phải gia cố, khi mà chúng ta được xem là đội yếu nhất bảng…

Không có Duy Mạnh, ĐTVN sẽ tiếp Australia như thế nào? Ông Park Hang-seo có triệu tập bổ sung một hậu vệ nào nữa hay không? Và ngoài vị trí ở hàng thủ ấy, có thể có cái tên nào cần bổ sung ở tuyến tiền vệ? Đó là một loạt câu hỏi mà vị HLV người Hàn Quốc thực tế chỉ có 1-2 ngày để tìm câu trả lời.

Đội tuyển Việt Nam: Kinh nghiệm nào rút ra cho Australia?

Đội tuyển Việt Nam: Kinh nghiệm nào rút ra cho Australia? Nếu coi việc vượt qua Vòng loại thứ 2 World Cup là một kì tích, thì Vòng loại thứ 3 với cơ hội đối đầu 5 đội tuyển hàng đầu châu lục trong bối cảnh những trận đấu chính thức, chắc chắn là dịp không thể tốt hơn cho bóng đá Việt Nam đặt ra mục tiêu.

Duy Mạnh xin lỗi người hâm mộ vì bị thẻ đỏ

Duy Mạnh xin lỗi người hâm mộ vì bị thẻ đỏ Với việc bị truất quyền thi đấu chỉ sau 54 phút, đương nhiên Đỗ Duy Mạnh đang cảm thấy rất buồn. Vậy nhưng anh vẫn cố gắng nén những cảm xúc tiêu cực lại để gửi lời xin lỗi tới toàn thể đội bóng cùng các cổ động viên.

16 là tổng số quả tạt mà Australia đã thực hiện trong trận đấu với Trung Quốc và đó là một con số rất đáng để tham khảo. Trước Trung Quốc, hai cầu thủ số 6 và 11 của Australia chủ yếu hoạt động ở hành lang trong và tạo khoảng không gian ở biên để hai hậu vệ biên của họ leo lên tấn chiếm. Và hệ thống của Australia cũng rất cân bằng, ổn định với sơ đồ thực chiến luôn là 2-4-1-3 với mật độ hoạt động ở trung lộ cũng rất cao.

QUẢNG CÁO

Australia đã thực hiện 16 đường tạt ở trận gặp Trung Quốc

Như vậy, bài toán đặt ra cho thầy trò Park Hang-seo là gì? Rất có thể Australia sẽ tiếp tục duy trì lối chơi đã mang lại hiệu quả cho họ ở lượt đấu đầu với các chỉ dấu cụ thể bao gồm: kiểm soát tốt trung tuyến, tạt bóng gây áp lực liên tục và kiểm soát bóng 2 ở vùng cơ hội ngay trước vạch 16m50.

Trước lối đánh ấy, Việt Nam rõ ràng cần chú trọng hai việc: chống bóng bổng và kiểm soát bóng 2. Song song đó, ĐTVN cũng phải khắc phục được điểm yếu đã bộc lộ ở trận gặp Arab Saudi là khoảng cách giữa tuyến tiền vệ và hậu vệ quá lớn dẫn tới chuyện đối thủ có không gian và thời gian xử lý, phối hợp ở khu vực vùng giao hai tuyến.

Ở hàng thủ, việc ông Park Hang-seo sẽ sử dụng bộ 3 trung vệ nào đã là câu hỏi rất lớn, khi mới có tin Đình Trọng tái phát chấn thương khó có thể thi đấu. Trong khi đó, Bùi Tiến Dũng vẫn chưa bình phục. Văn Thiết là một lựa chọn nhưng chắc chắn ông Park sẽ phải triệu tập thêm những cái tên bổ sung. Xáo trộn hàng thủ đặt ra câu hỏi về khả năng tranh chấp bóng bổng và để hạn chế áp lực bóng bổng lên các trung vệ, việc bịt chặt hai biên là yếu tố tiên quyết bởi bóng bổng cũng là thế mạnh của Australia. Do đó, đòi hỏi không chỉ đặt lên vai cặp hậu vệ biên mà còn rất cần cả sự hỗ trợ của tiền vệ trung tâm. Và chính hàng tiền vệ mới là chỗ ĐTVN cần gia cố nhất để vừa đảm bảo che chắn tốt cho hàng thủ, vừa đảm bảo có thể lên bóng có ý đồ khi cơ hội phát sinh.

Nhìn nhận thẳng thắn, trước Arab Saudi, khi Việt Nam chơi 5-4-1 với 4 tiền vệ chủ yếu giăng ngang, chúng ta đã tạo cơ hội cho đối thủ xâm nhập vùng giao giữa hai tuyến hậu vệ, tiền vệ và gây ra nhiều khó khăn. Và bản thân tuyến tiền vệ giăng ngang ấy lại chưa có hỗ trợ tốt ở hai biên, dẫn tới việc hai hậu vệ biên của Arab Saudi luôn treo biên trống trải. Trước Australia nói riêng và các đối thủ khác trong bảng nói chung, chắc chắn không thể lặp lại sai lầm này thêm lần nữa.

Thực tế, chúng ta có thể thấy trước Arab Saudi, hàng công Việt Nam nên rút bớt một nhân sự để thay vào đó là 1 tiền vệ. Dễ hiểu, Quang Hải là một cầu thủ đa năng và hoàn toàn có thể chơi như một tiền đạo thứ hai khi cần. Vậy thì tại sao lại cần cả Tiến Linh lẫn Phan Văn Đức trong khi hàng tiền vệ cần thêm một nhân tố để tạo sự vững chắc và cân bằng?

Đội hình sử dụng ở trận đầu tiên

Ở trận gặp Australia, liệu có khả năng nào HLV Park sẽ sử dụng Đức Huy hay không khi thực tế chúng ta rất cần củng cố hàng tiền vệ cho cả nhiệm vụ hỗ trợ phòng ngự lẫn phát triển bóng phản công? Về lý thuyết, nếu sử dụng Đức Huy, ông Park vẫn hoàn toàn có thể dùng cả Tuấn Anh và Hoàng Đức trong sơ đồ xuất phát 5-3-1-1 với Quang Hải sẽ là người di chuyển linh hoạt giữa tuyến tiền vệ và tiền đạo.

Vấn đề là phải đánh giá đúng mạnh, yếu của Đức Huy để đặt tiền vệ CLB Hà Nội vào đúng chỗ. Đức Huy mạnh về tranh chấp, chơi tốc độ, khả năng lên biên cũng hiệu quả, có những quyết định liều lĩnh và dứt điểm xa khá tốt. Nhưng Đức Huy lại có nhược điểm là chính vì chơi nhanh, Huy thiếu sự chính xác, thiếu cảm nhận nhịp độ. Do đó, Huy không thể là một tiền vệ trụ lý tưởng bởi cái đặc điểm "phóng nhanh dễ gây tai nạn" ấy. Nhưng nếu đặt anh vào vai trò một số 8, anh sẽ phát huy rất tốt khả năng của mình.

Vậy thì có nên để ĐTVN xuất phát với sơ đồ 5-1-2-1-1 hay không? Trong sơ đồ ấy, Tuấn Anh giữ vai trò tiền vệ trụ, hoạt động giữa tuyến hậu vệ và tiền vệ còn Hoàng Đức và Đức Huy sẽ là 2 tiền vệ trung tâm với nhiệm vụ hỗ trợ biên khi cần và hoạt động như hai con thoi ở hai hành lang trong? Như vậy, cùng với Quang Hải, họ sẽ tạo nên một hàng tiền vệ hình kim cương và có lợi thế về quân số hơn so với 2 tiền vệ trung tâm của Australia.

Tuấn Anh có nên đá ở đáy kim cương?

Tất nhiên, ông Park còn quyền triệu tập bổ sung nên có thể ông có những phương án khác thay cho Đức Huy. Tuy nhiên. có bổ sung hay không thì việc phải gia cố tuyến giữa là điều chắc chắn ĐTVN cần làm. Nhược bằng không, chúng ta sẽ tiếp tục phải chịu trận khi để đối phương khai thác ở vùng giao tuyến của mình. Mà điều đáng nói là khi ta chơi với đội hình thấp, vùng giao tuyến đó cũng nằm ở ngay vùng cơ hội trước vạch 16m50.

Chia sẻ bài viết:
Zalo
Chuyên gia phân tích bóng đá

Có thể bạn thích