đồng hồ
Trang chủ     Bóng đá Việt Nam   /   Đặng Văn Lâm có thể chơi tốt hơn trước Australia?

Đặng Văn Lâm có thể chơi tốt hơn trước Australia?

Đội tuyển Việt Nam đã có 90 phút phòng ngự kiên cường trước Australia, đối thủ vốn thuộc nhóm hàng đầu châu lục với đội hình dạn dày kinh nghiệm chinh chiến đỉnh cao. Thua sát nút trong một ngày mà hệ thống vận hành đầy kỉ luật do HLV Park Hang-seo xây dựng tiếp tục phát huy tác dụng, rõ ràng bàn thua duy nhất trong trận đấu để lại những sự nuối tiếc nhất định.

Đã xuất hiện những ý kiến tranh cãi, thậm chí là đổ lỗi và chỉ trích về “sai lầm cá nhân” dẫn tới tình huống để thủng lưới, trong đó có vai trò của Đặng Văn Lâm. Vậy, thủ thành thuộc biên chế CLB Cerezo Osaka đã thể hiện thế nào trong tình huống để thua, hay rộng hơn là xuyên suốt cả trận?

Nóng: Không sợ CA, người Việt Nam sắp được cá độ bóng đá hợp pháp

Nóng: Không sợ CA, người Việt Nam sắp được cá độ bóng đá hợp pháp Người Việt Nam sắp được cá đội bóng đá mà không phải sợ phạm pháp khi Bộ Tài Chính đang thông qua dự thảo cho phép người Việt được tham gia cá độ bóng đá tại các giải đấu lớn.

Dư âm Việt Nam vs Úc: Sẽ ra sao nếu VAR tặng penalty cho Việt Nam?

Dư âm Việt Nam vs Úc: Sẽ ra sao nếu VAR tặng penalty cho Việt Nam? Nhìn lại trận đấu giữa Việt Nam vs Úc, nếu được hưởng quả phạt đền ở phút thứ 27 của trận đấu, có lẽ kết quả đã khác.

Điểm sáng trong khung gỗ

Nếu so sánh đơn thuần về thông số, khi đặt cạnh những thử thách người đàn anh Bùi Tấn Trường phải trải qua trước Saudi Arabia, có thể coi Văn Lâm đã có một ngày “nhàn rỗi” hơn khá nhiều. Đào sâu vào thông số cản phá cứu thua lẫn phát động tấn công, Văn Lâm đều hoạt động ít hơn Tấn Trường.

QUẢNG CÁO

Đặng Văn Lâm v Australia

Thông số

Bùi Tấn Trường v Saudi Arabia

6

Dứt điểm đối phương

21
1

Dứt điểm trúng đích đối phương

9
1

Bàn thua phải nhận

3
0

Cứu thua

6
17

Chuyền bóng

29

Đương nhiên, hoàn cảnh của hai trận đấu là hoàn toàn khác nhau. Saudi Arabia với vị thế chủ nhà sau khi bị dẫn trước đã phát huy tối đa lối chơi bóng triển khai trực diện nhằm dồn ép đội khách. Ngoài ra, thẻ đỏ Đỗ Duy Mạnh phải nhận trong hiệp 2 cũng đã giúp thế trận triển khai tấn công của Saudi trở nên dễ dàng hơn. Ngược lại, Australia dù kiểm soát phần lớn thời lượng bóng lăn trong 90 phút, nhưng phương án phối hợp phát triển bóng ngắn tập trung qua trung lộ của Socceroos đã gặp rất nhiều khó khăn trước hệ thống kỉ luật của Việt Nam.

Hơn nữa, sau tình huống bàn thắng, đội khách đã chủ động kiểm soát bóng thực dụng và không thực hiện quá nhiều đường chuyền tịnh tiến mang tính chất mạo hiểm, nhất là trong hiệp 2. Sự khác biệt trong cách tiếp cận đó dẫn tới hệ quả về sự chênh lệch trong thông số của Văn Lâm và Tấn Trường. Đáng tiếc là ở pha bóng dứt điểm trúng đích duy nhất của Australia, bóng đã tìm vào lưới trong tình huống mà chúng ta sẽ phân tích cụ thể hơn tại phần sau.

Không có nhiều cơ hội trổ tài bay lượn cứu, nhưng Văn Lâm để lại điểm sáng trong khâu phát động và triển khai bóng. Tương tự với trường hợp của Tấn Trường khi gặp Saudi Arabia, Văn Lâm chủ yếu thực hiện các tình huống phát bóng dài trực diện lên phía trên cho đồng đội. Dù tính hiệu quả của những pha bóng bổng dài này là không cao, thậm chí thấp hơn cả màn trình diễn của Tấn Trường trước Saudi, do bất lợi chiều cao rõ rệt của cầu thủ Việt Nam so với Australia, Văn Lâm trong vai trò thủ môn chỉ tuân thủ đúng ý đồ tập thể chung được BHL đề ra.

Dẫu vậy, xét trên phương diện cá nhân, Văn Lâm đem tới sự khác biệt trong tính linh hoạt để đưa ra quyết định, thay vì bó cứng với chỉ hành động rót bóng dài như Tấn Trường thể hiện. Một ví dụ mẫu mực xảy ra vào phút 22:10. Đó là pha bóng đến ngay sau tình huống phạt góc của Australia, với sự tham gia dâng cao của cả hai trung vệ Harry Souttar và Trent Sainsbury. Sau khi bắt dính, Văn Lâm mất 5 giây giữ bóng quan sát và để đồng đội dâng lên giữ vị trí. Nhận thấy khoảng trống trong hệ thống phòng ngự Australia khi các hậu vệ chưa kịp lui về ổn định cự li, Văn Lâm lập tức hét lớn ra dấu hiệu cho Phan Văn Đức băng lên đón lõng tình huống ném bóng có lực mạnh và độ chuẩn xác cao.

Chỉ sau 2 giây, bóng đã tới trước mặt trong tầm kiểm soát của Văn Đức. Lực và phương bóng đi tốt, thuận lợi với hướng di chuyển tịnh tiến để tiền vệ CLB Sông Lam Nghệ An bứt tốc đẩy dài. Hãy tưởng tượng, chỉ cần ra quyết định chậm hơn 3 giây, hoặc hành động từ tốn hơn bằng việc đặt bóng, chỉnh bóng như mọi pha phát bóng lên cố định như phần lớn tình huống thực hiện trước Saudi Arabia hay chính Australia, đội khách sẽ có đủ thời gian để tái lập tổ chức phòng ngự. Khi ấy, kể cả một đường rót bổng điểm rơi cực tốt cũng khó lòng giúp cầu thủ Việt Nam phía trên tranh chấp thành công, bởi bất lợi chiều cao khi đối kháng 1v1 và bao quanh là khối áp lực đồng bộ của Australia sẵn sàng thu hồi bóng hai.

Văn Lâm cũng chủ động luân chuyển bóng ngắn dài tùy thuộc vào hoàn cảnh thực tế. Tình huống xảy ra ở phút 14:25 khi Quế Ngọc Hải trả bóng về là một ví dụ như thế. Dù chỉ đạo của BHL cho thủ môn chủ động phất dài rõ ràng đại diện cho ưu tiên an toàn trước hết, Văn Lâm nhận thấy cơ hội để tiếp tục duy trì quyền kiểm soát bóng cho đội nhà một cách có tính toán hợp lí, bất chấp áp lực đến từ tiền đạo Australia.

Thay vì phá bóng an toàn hết biên, Văn Lâm quyết định đánh lừa Adam Taggart đang lao tới bằng một đường đập ngắn, với chủ đích hướng về khoảng trống cho Nguyễn Phong Hồng Duy giật xuống chiếm lĩnh. Tiếc rằng, cầu thủ Hoàng Anh Gia Lai đã không hiểu ý đồ và ngầm cho rằng Văn Lâm sẽ tuân thủ ưu tiên an toàn mà BHL yêu cầu, tương tự những gì Phan Văn Đức làm sau đó khi không ở tư thế sẵn sàng đón đường ném.

Bàn thua đáng tiếc hay đáng trách?

Giờ hãy trở lại với tình huống dẫn tới bàn thắng duy nhất của trận đấu. Nhiều người “trách” Văn Lâm vì đã hành động do dự. Cùng nhìn lại chuỗi pha bóng từ thời điểm khởi nguồn, với tình huống qua người xâm nhập vòng cấm tốt của hậu vệ trái Brad Smith phía Australia. Vượt qua Trọng Hoàng, lại sở hữu lợi thế 2v1 khi có sự hỗ trợ từ Awer Mabil, hai cầu thủ giữ biên trái Socceroos phối hợp đưa bóng vào cột xa cho đồng đội. Văn Lâm lúc này sở hữu vị trí tốt, khi đứng gần vạch cầu môn và cột một nhằm đề phòng tình huống dứt điểm ngay. Khoảng không gian lớn trước mặt khi bám cầu môn trong trường hợp đối phương tạt bóng sẽ được hàng hậu vệ lùi về bảo vệ.

Bóng sau đó được pha ra, các hậu vệ Việt Nam thực hiện đúng nguyên tắc dâng lên đồng bộ nhằm chuẩn bị ứng phó với bóng hai và bẫy việt vị đối phương. Trong tình huống này, dù chỉ còn 4 người do Trọng Hoàng sau pha bóng bị qua người trước đó chưa kịp trở về gia nhập tổ chức vị trí phòng ngự, nhưng các hậu vệ Việt Nam đều cho thấy sự đồng bộ trong dâng lên và quan sát trạng thái bóng người, tiêu biểu là hành động quan sát qua vai của Hồng Duy đối với hậu vệ phải dâng cao phía Australia là Rhyan Grant.

Đương nhiên, khi hàng phòng ngự đẩy lên sẽ để lộ ra khoảng trống sau lưng. Về lí thuyết, trong vai trò là một phần của hệ thống, thủ môn cũng cần điều chỉnh vị trí đứng để đồng bộ dâng lên lấp không gian. Tuy vậy, Văn Lâm đã không thực hiện hành động này, bằng chứng là khi bóng đã bật ra khỏi vòng cấm được khoảng 4 giây và hàng thủ đồng bộ dâng cao từ vạch 5m50 lên gần chạm mép vòng cấm, vị trí của thủ môn CLB Cerezo Osaka vẫn không đổi. Trong trường hợp này, nếu dâng lên đồng bộ và điều chỉnh vị trí không bị lệch tâm khung thành, Văn Lâm sẽ có vị trí chủ động hơn khi bóng rót vào khu vực rất hiểm được đặt tên “hành lang do dự” này.

Đương nhiên, cũng phải nói rằng, các cầu thủ Australia đã làm quá tốt ở tình huống ghi bàn, từ pha xử lí bóng ở đẳng cấp cao cực kì cao của Ajdin Hrustic, khi ngoặt bóng tạt điểm rơi bước một tức thì, cho tới sự có mặt đủ quân số ở khu vực bóng được rót tới tạo nên tình huống áp đảo lợi thế quân số (overload), với sự tham gia ghi bàn của một hậu vệ biên. 2 đánh 1 ở khu vực cột xa, khi Rhyan Grant và Riley McGree cùng tấn công vào vị trí Hồng Duy nắm giữ. Tình huống chạm bóng cuối cùng của Grant tuy đơn giản, nhưng cũng cực kì tinh tế.

Hồng Duy như phân tích, đã có động thái quan sát qua vai để nhận biết vị trí đối thủ khá rõ trước khi bóng rời chân Hrustic. Tuy nhiên, các cầu thủ Việt Nam ở thời điểm đó dường như chưa mường tượng ra mối nguy hiểm và không có được tư thế sẵn sàng, nếu nhìn vào hình thái cơ thể của Hồng Duy, Quế Hải và Văn Đức. Bóng thật sự liệng quá nhanh và xoáy vào khu vực nguy hiểm, một tích tắc mất tập trung của hàng thủ là đủ tạo điều kiện cho đối phương lẻn xuống, nhất là khi tình huống dàn xếp này, với bố trí hợp lí, chứng minh Australia đã có sự chuẩn bị kĩ lưỡng.

Vì thế, dù hoàn toàn có thể làm tốt hơn, nhưng Văn Lâm thực sự khó lòng có thể một mình gánh lỗi trong tình huống để thua này. Bởi dù sao, công việc phòng ngự là trách nhiệm của cả đội hình chứ không riêng gì cá nhân nào, trong đó có người thủ môn. Cũng nên nhắc lại, đây mới là trận đấu đầu tiên của Văn Lâm trong màu áo ĐTQG sau gần 2 năm. Cựu thủ thành CLB Hải Phòng cũng mới chỉ hội quân cùng đội được vài ngày, do đó mà những tình huống chỉ huy ăn khớp hàng thủ, chắc chắn cần thêm thời gian để trơn tru.

Dẫu vậy, với những gì thể hiện qua tình huống xử lí trong trận đấu, Văn Lâm chứng minh được mình đang là thủ môn toàn diện hàng đầu tại Việt Nam, đặc biệt là ở khía cạnh tư duy bóng đá.

Chia sẻ bài viết:
Zalo
Chuyên gia phân tích

Có thể bạn thích