đồng hồ
Trang chủ     Bóng đá   /   Tây Ban Nha: Vai trò của tứ giác Busquets-Koke-Pedri-Morata

Tây Ban Nha: Vai trò của tứ giác Busquets-Koke-Pedri-Morata

Không phải sự ưu ái cá nhân mà Luis Enrique lại quyết đợi Busquets trở lại, luôn dành lời khen cho Pedri, luôn tin tưởng vào Koke và bất chấp mọi lời công kích để đặt niềm hy vọng vào Morata.

Hòa 0-0 trước Thụy Điển, hòa 1-1 trước Ba Lan và chỉ giành được 2 điểm sau hai lượt trận đầu tiên của vòng bảng EURO, Tây Ban Nha bước vào lượt trận cuối sinh tử trước Slovakia. Để rồi, trong vô vàn áp lực và sự ngờ vực, thầy trò Luis Enrique đè bẹp đối thủ 5-0 để giành tấm vé vào vòng 16 đội.

HLV trưởng Croatia: “Chúng tôi sẽ phải chống đỡ rất nhiều trước sức mạnh của Tây Ban Nha”

HLV trưởng Croatia: “Chúng tôi sẽ phải chống đỡ rất nhiều trước sức mạnh của Tây Ban Nha” Trong buổi họp báo gần nhất, huấn luyện viên trưởng Zlatko Dalic của Croatia đã nhận định rằng đội bóng của ông sẽ phải làm việc rất vất vả để có thể chống lại Tây Ban Nha nếu muốn góp mặt tại tứ kết Euro 2020.

Croatia vs Tây Ban Nha: Lịch sử có lặp lại lần nữa với La Roja

Croatia vs Tây Ban Nha: Lịch sử có lặp lại lần nữa với La Roja Trận đấu loại trực tiếp tại vòng 16 đội giữa Croatia vs Tây Ban Nha sẽ được diễn ra vào lúc 23h ngày 28/6 theo giờ Việt Nam. Hãy cùng chúng tôi cập nhật những thông tin hấp dẫn xoay quanh trận đấu này nhé!

Trước cuộc đối đầu ấy, Enrique miêu tả tập thể của ông giống như một chai cava (rượu sủi bọt nổi tiếng của người Tây Ban Nha) chuẩn bị được bật nút. Một khi nút chai được tháo, bọt rượu sẽ tuôn trào, sức mạnh được giải phóng và niềm tin lại được củng cố.

QUẢNG CÁO

Thực tế, chính thủ thành Martin Dubravka của Slovakia mới là người mở nút chai ấy, khi từ sai lầm trong một pha cản phá bóng, anh biếu không bàn thắng mở tỷ số cho La Roja. Song, xuyên suốt 70 phút bóng lăn tại La Cartuja, những dấu ấn điều chỉnh và thay đổi trong cách chơi của Tây Ban Nha đủ đậm nét để cho thấy luồng sinh khí mới.

Trong hai lượt trận đầu tiên trước Thụy Điển và Ba Lan, Tây Ban Nha không có được sự phục vụ của Busquets sau khi tiền vệ này dính Covid-19 và buộc phải cách ly. Người được lựa chọn đá thấp nhất nơi hàng tiền vệ trong hệ thống 4-3-3 của Enrique là Rodri.

Không phủ nhận Rodri mạnh ở khả năng phòng ngự, cũng như không phủ nhận Busquets đã lớn tuổi, vốn dĩ chậm chạp thì giờ sẽ càng bị khoét vào điểm yếu này hơn. Nhưng khi được đặt vào một hệ thống có những cá nhân chịu cày ải và bọc lót tốt, như Koke hiện tại chẳng hạn, những gì tốt nhất của Busquets sẽ được phát huy. Đó là che chắn bóng, đảo trụ, xoay compa thoát pressing mềm mại của một tiền vệ thấu hiểu không gian - thời gian, và nhất là luôn sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm để tung ra những đường chuyền hướng về phía trước cực nhanh.

Trong hai trận đấu đầu tiên của vòng bảng, với một thế trận luôn áp đảo về thời lượng kiểm soát bóng và không chịu quá nhiều áp lực tấn công từ đối thủ, Tây Ban Nha mới cảm thấy thiếu IQ chơi bóng và những đường chuyền mang tính đột phá, mạo hiểm của Busquets nhiều như thế nào.

Cũng trước Thụy Điển và Ba Lan, La Roja rơi vào cái mô típ chuyền bóng ngang sân theo khối chữ U vô hại trước hàng thủ đối phương. Họ thiếu đi chiều sâu trong những pha triển khai bóng. Nếu không phải là những tình huống phối hợp của các tam giác hai bên cánh (Koke-Llorente-Torres/Moreno bên cánh phải, Pedri-Alba-Olmo bên cánh trái) thì sẽ là những tình huống tạt bóng sớm đưa quả bóng ra sau lưng hàng thủ đối phương để các mũi nhọn bất ngờ xộc xuống đón lấy.

Cách tiếp cận ấy không phải hoàn toàn không phát huy hiệu quả, nhưng khi các cơ hội cứ lần lượt bị bỏ lỡ, áp lực về sự thay đổi để thoát lối mòn càng lớn. Và Enrique phải tìm một con đường khác.

May mắn cho Enrique, Busquets trở lại đúng lúc người Tây Ban Nha cần anh nhất. Mùa giải 2020/21, tiền vệ của Barcelona dù đã gần bước qua bên kia sườn dốc sự nghiệp, anh vẫn là một trong những cầu thủ phát triển bóng về phía trước hàng top của LaLiga. Có Busquets, Tây Ban Nha không cần phải làm bóng theo chiều ngang sân thông qua những tam giác hai bên cánh nữa. Thay vào đó, họ tập trung vào trung lộ.

Nhìn vào bản đồ các pha chạm bóng của Koke và Pedri trong hai trận gặp Thụy Điển và Ba Lan, chúng ta dễ nhận ra điểm chung: Mật độ các vị trí chạm bóng của hai cầu thủ này tập trung chủ yếu ở hai biên. Nói cách khác, Koke và Pedri thi đấu sát hành lang cánh thường xuyên, cự ly giữa họ xa nhau và bóng chủ yếu được mở sang hai biên. Vì thế, nó lý giải phần nào cho khối chữ U trong các đường chuyền phối hợp của La Roja.  

Còn đây là bản đồ các pha chạm bóng của Koke và Pedri trước Slovakia. Vị trí các pha chạm bóng giờ đây dàn trải hơn theo chiều ngang sân và có nhiều điểm chạm trong khu vực trung lộ hơn.

Koke và Pedri bắt đầu chơi xích lại gần nhau hơn, với Busquets là người thấp nhất.

Nhưng mấu chốt của vấn đề không chỉ nằm ở vị trí trên sa bàn, mà còn ở các pha di chuyển. Trong đó, Morata cho thấy vì sao anh luôn chiếm được niềm tin của Enrique.

Morata có thể dứt điểm tồi hoặc vô duyên, nhưng những pha di chuyển lùi về để trở thành điểm hút người và kết nối bóng của anh trong tứ giác Busquets-Koke-Pedri-Morata mang đến giá trị không thể phủ nhận.

Ở đây, chúng ta đang nói về các pha di chuyển song song nghịch hướng. Khi Morata chủ động lùi về, anh luôn hút theo ít nhất một hậu vệ Slovakia, mở ra khoảng trống sau lưng hàng thủ. Mỗi lần như vậy, tùy theo hướng phát động bóng của các hậu vệ Tây Ban Nha – nhất là các trung vệ chơi chân tốt như Eric Garcia hay Aymeric Laporte – hoặc Koke ở hành lang trong cánh phải, hoặc Pedri ở hành lang trong cánh trái, sẽ chạy chỗ song song nghịch hướng với Morata, tức là đâm xuống hàng thủ Slovakia để khai thác khoảng trống và sẵn sàng đón những đường bóng xuyên tuyến, những cú rót bóng bổng từ các đồng đội ở tuyến dưới.

Những pha di chuyển song song nghịch hướng như thế xuất hiện liên tục trong trận đấu trước Slovakia. Chúng chính là bài vở.

Ở các pha bóng đó, không phải lúc nào các trung vệ của Tây Ban Nha cũng đủ mạnh dạn chuyền những pha bóng theo trục dọc về phía trước, cũng không phải lúc nào Koke hay Pedri cũng thoát xuống thành công. Rất thường xuyên, người nhận bóng từ các trung vệ là Morata. Bấy giờ, hoặc tiền đạo của Juventus nhả ngược lại cho Busquets để những cú mở bóng ra hai biên hoặc ra sau lưng hàng thủ Slovakia được tiền vệ khoác áo Barcelona thực hiện, hoặc chính anh tự xoay trở và phối hợp với Koke cùng Pedri.

Chính từ một cách dàn xếp như thế mà Tây Ban Nha có được quả đá phạt góc dẫn tới bàn thắng nâng tỷ số lên 2-0 vào cuối hiệp 1.

Ở tình huống này, khi Morata lùi về rất sâu gần vị trí của Busquets, Koke đã bắt tín hiệu để di chuyển nghịch ra phía sau hàng thủ Slovakia. Koke kéo theo tiền vệ theo kèm anh là Kucka, đồng thời người theo kèm Morata là trung vệ Skriniar không dám mạo hiểm dâng lên áp sát và buộc phải tìm cách bọc lót khoảng trống mà Koke muốn đánh chiếm. Morata lúc này có khoảng không lớn giữa hai tuyến đối thủ để nhận đường chuyền từ Azpilicueta.

Morata có bóng, tiền vệ trung tâm còn lại của Slovakia trong hệ thống 4-2-3-1 là Hromada buộc phải di chuyển vào để theo kèm. Tiền đạo cánh phải của Slovakia là Haraslin cũng phải di vào trong để áp sát Pedri.

Morata chuyền bóng cho Pedri và đây mới chính là lúc La Roja thành công với cách tiếp cận của họ. Haraslin bị kéo vào trong, khiến hậu vệ cánh phải của Slovakia là Pekarik rơi vào thế 1 đánh 2 trước pha băng xuống của Sarabia cùng Alba.

Pedri chuyền bóng cho Sarabia, một quả tạt sớm được thực hiện, bóng bị phá ra và Tây Ban Nha được hưởng phạt góc. Tình huống phạt góc ấy khép lại với bàn thắng thứ hai cho thầy trò Enrique.

Trong hiệp 2, cách lên bóng theo trục dọc ở trung lộ của Tây Ban Nha vẫn tiếp diễn, với các pha di chuyển song song nghịch hướng của Morata với Koke và Pedri.

Đến phút 56, bài vở này một lần nữa giúp Tây Ban Nha có được bàn thắng thứ ba.

Trong pha bóng này, Morata một lần nữa lùi về rất sâu, anh vẫn nhận bóng từ một đồng đội ở tuyến dưới, sau đó là một pha phối hợp zigzag với Busquets cùng Koke.

Một lần nữa, vị trí và các pha di chuyển của Morata, Koke cùng Pedri trong khối tứ giác khiến cấu trúc đội hình của Slovakia bị biến dạng. Vài giây sau những cú đập nhả zigzag, Morata và Koke hút theo hai cầu thủ của Slovakia, Pedri có khoảng trống giữa hai tuyến đối thủ và đồng thời lại hút theo Haraslin vào bên trong.

Kịch bản cũ tái diễn. Bóng từ Busquets tìm đến Pedri và sau đó được đưa ra cánh trái, nơi Moreno và Alba tạo ra thế 2 đánh 1 trước hậu vệ cánh của Slovakia. Đường căng bóng sau đó vào trong của Alba được kết thúc bởi Sarabia, La Roja nâng tỷ số lên 3-0 và mọi thứ xem như được chốt hạ.

Hoàng Thông Le Foot

Thethaoso247 & BLV Anh Quân cùng hợp tác để mang đến mùa hè Euro sôi động cho khán giả.

Chia sẻ bài viết:
Zalo
Nhà phân tích bóng đá

Có thể bạn thích