“Chắc chắn là họ không có nhiều tiền ở Pháp,” một người đại diện giàu kinh nghiệm cho biết. "Bất kỳ tài năng trẻ nào ở bất kỳ câu lạc bộ nào khác ngoài Paris Saint-Germain đều rất có giá trị."
Một giám đốc điều hành của giải Ngoại Hạng Anh cho biết thêm: “Chúng tôi có thông tin rằng một số câu lạc bộ đang rất muốn bán cầu thủ của mình. Đối với CLB Lille, họ vẫn rất nghèo ngay kể cả khi đội bóng này đã vô địch Ligue 1”.
Có vẻ như những tài năng trẻ người Pháp đang phải quay trở về quê hương sau sự sụp đổ của hợp đồng bản quyền truyền hình kéo dài 4 năm, trị giá 670 triệu bảng mỗi năm tại Ligue 1.
Mediapro, một tập đoàn truyền thông đa phương tiện từng tranh giành các gói bản quyền truyền hình với nhà đài Canal K+. Mediapro đã thực hiện một khoản thanh toán 130 triệu bảng vào tháng 8 năm ngoái trước khi lâm vào cảnh vỡ nợ khi số lượng người đăng ký sụt giảm đáng kể so với kỳ vọng của họ.
Điều đó đã để lại những lỗ đen trên bảng cân đối kế toán trên khắp nước Pháp. Mặc dù Amazon Prime đã xuất hiện trên thị trường vào tháng trước để thỏa thuận các điều khoản mới, nhưng những khoản thâm hụt mới chỉ được khắc phục một phần. Amazon Prime chỉ trả 215 triệu bảng mỗi năm cho số trận đấu ở Ligue 1 giống như Mediapro đã lên kế hoạch (8 trận mỗi tuần) - giảm hơn 2/3 so với hợp đồng trước đó.
Vấn đề phức tạp hơn vì Canal+ đang thực hiện các vụ kiện pháp lý về vấn đề bản quyền. Canal+ là đối tác của Ligue 1 từ năm 1984, nhưng họ lại không được giải VĐQG nước Pháp trao cơ hội để gửi giá thầu mới.
Thay vào đó, Canal+ đang gặp khó khăn khi phải trả các khoản phí tăng cao cho gói bản quyền truyền hình của họ (283 triệu bảng mỗi năm cho hai trận đấu mỗi tuần), mức phí này đã bị độn lên cao bởi lời đề nghị ban đầu của Mediapro.
Bóng đá Pháp luôn coi giao dịch cầu thủ là một nguồn thu đáng kể nhưng giờ đây, tại một số đội bóng hàng đầu, áp lực đang trở nên gay gắt. Các câu lạc bộ tại giải Ngoại Hạng Anh đang cố gắng kiếm thêm những khoản tiền khác từ Ligue 1 ở kỳ chuyển nhượng mùa hè này.
Một nguồn tin uy tín của một đội bóng tại Ligue 1 cho biết: “Nhìn chung, các câu lạc bộ Pháp phụ thuộc rất nhiều vào việc bán cầu thủ để cân đối ngân sách. Đó là những gì diễn ra trước đại dịch và trước cuộc khủng hoảng bản quyền truyền hình. Nhưng vào lúc này thì tình hình đã mất cân bằng hơn ”.
Cơ quan quản lý tài chính cho các câu lạc bộ ở hai giải đấu hàng đầu của Pháp - Direction Nationale du Regile de Gestion (DNCG) đang có quan điểm cứng rắn về tài chính. DNCG đang gửi một lá thư cho tất cả các đội bóng, nói rõ ràng rằng họ muốn các vấn đề sổ sách phải được cân bằng trong suốt mùa hè.
Những đội bóng không tuân thủ, thì chủ sở hữu của những đội bóng ấy buộc phải đặt cọc để đảm bảo câu lạc bộ của họ có thể hoạt động cho tới hết mùa giải.
“Nếu không được đảm bảo, câu lạc bộ sẽ không được phép bắt đầu giải đấu,” một nguồn tin cho biết. “Do đó, hầu hết các câu lạc bộ Pháp cần phải bán cầu thủ trong mùa hè này.”
Vào tuần trước, DNCG đã gây sốc khi loại 2 CLB là Angers và Bordeaux khỏi Ligue 1 vì lo ngại về vấn đề tài chính. Điều đó đồng nghĩa với việc, 2 đội bóng này sẽ phải xuống chơi tại Ligue 2 vào mùa giải năm sau nếu không kháng cáo thành công.
Các câu lạc bộ khác đang bắt đầu bán cầu thủ để thoát khỏi tình trạng “báo động đỏ”. Boubakary Soumare đã rời Lille để gia nhập Leicester City với một hợp đồng trị giá 17 triệu bảng, trong khi Southampton ký hợp đồng với Romain Perraud từ Brest với mức phí 11 triệu bảng.
Trong thời gian tới, có thể sẽ có nhiều động thái hơn trên khắp Channel, với Jonathan Ikone đang là mục tiêu của nhiều câu lạc bộ tại giải Ngoại Hạng Anh. Tiền đạo 23 tuổi đã góp công lớn vào chức vô địch Ligue 1 lịch sử của Lille.
Nhưng Lille vẫn đang “ngồi trên đống lửa”. Họ đã mất 170 triệu bảng từ năm 2017 đến năm 2019, vì quỹ lương cũng như chi phí sân vận động quá lớn, nhưng thu nhập thương mại và thu nhập trong ngày thi đấu lại hết sức khiêm tốn. Sven Botman cũng là một cầu thủ Lille đang được nhiều đội bóng ở Anh để mắt tới.
Trong khi đó, Lyon - nhà vô địch Ligue 1 7 mùa giải liên tiếp trong giai đoạn 2001-2008 và từng lọt vào bán kết Champions League 2019-20 chỉ có thể mang về những bản hợp đồng miễn phí, hoặc ký hợp đồng theo dạng cho mượn để bổ sung nhân sự.
Việc không có đủ tiền để mua cầu thủ một phần do Lyon đã đứng thứ 4 trên BXH Ligue 1 mùa giải vừa rồi và không thể góp mặt ở Champions League mùa bóng tới. Phần còn lại là do vụ chuyển nhượng của Moussa Dembele đến Atletico Madrid bị đổ vỡ.
Tiền đạo 24 tuổi đã ký hợp đồng dưới dạng cho mượn với đội chủ sân Wanda Metropolitano vào tháng 1 vừa rồi kèm thêm tùy chọn mua đứt với giá 30 triệu bảng. Nhưng hồi cuối tháng 12 vừa qua, Dembele lại dính chấn thương tay nên Atletico đã quyết định trả cầu thủ mang áo số 19 về lại CLB chủ quản là Lyon.
Một vài nguồn tin cho biết nhà vô địch La Liga đang cố gắng đàm phán mức phí thấp hơn nhưng các đội bóng ở Anh cũng đang dòm ngó Dembele. Ngoài Dembele, nhiều câu lạc bộ ở xứ sở sương mù cũng đang đưa Houssem Aouar - một cầu thủ khác của Lyon vào tầm ngắm.
Các nhà tuyển trạch tới từ giải Ngoại Hạng Anh cũng đang quan tâm tới Jeremy Doku. Chân chạy cánh 19 tuổi là một phần trong chiến lược bán các tài năng trẻ với giá cao để thu về lợi nhuận của CLB Rennes. Vào năm ngoái, Rennes đã chiêu mộ Doku từ CLB Anderlecht với giá 23 triệu bảng. Nhưng sau khi chàng trai người Bỉ vừa gây ấn tượng mạnh tại Euro 2020, mức phí chuyển nhượng của Doku chắc chắn sẽ gia tăng đáng kể.
Ngoài viên ngọc thô mang áo số 18, Rennes còn đang sở hữu một viên kim cương khác là Eduardo Camavinga. Chỉ còn vỏn vẹn 1 năm nữa thôi, là bản hợp đồng giữa ngôi sao 18 tuổi và đội chủ sân Roazhon Park sẽ đáo hạn. Đương nhiên, Rennes sẽ cố gắng thu về thật nhiều tiền từ việc bán Camavinga ở phiên chợ hè này, thay vì chịu mất trắng tuyển thủ Quốc gia Pháp vào mùa hè năm sau.
Manchester United đang tìm hiểu về Camavinga, nhưng các nguồn tin cho biết thương vụ này sẽ khó “xuôi chèo mát mái” vì tiền vệ gốc Angola đang có vô số sự lựa chọn khác nhau. 2 trong số đó là Real Madrid và Barcelona - một bến đỗ cực kỳ hấp dẫn với mọi cầu thủ trên thế giới. Bayern Munich cũng không đóng vai người ngoài cuộc trong cuộc đua giành giật chữ ký của Camavinga.
Rennes đang bác bỏ tất cả các đề nghị với giá 30 triệu euro cho tiền vệ sinh năm 2002. Đội bóng của HLV Julien Stéphan khẳng định với những CLB ấy rằng họ sẽ chỉ nhả người khi có thêm ít nhất 10 triệu euro nữa. Những ví dụ của Soumare hay Perraud đã kể trên cho thấy, các cầu thủ trẻ người Pháp vẫn rất có giá trị.
Rennes hy vọng sẽ châm ngòi cho một cuộc chiến tranh giành lấy cái gật đầu của Camavinga. PSG được cho là rất hứng thú tới anh và nhờ vào sự giàu có của các ông chủ người Qatar, họ ít bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm doanh thu truyền hình. Nhiều nhà quan sát cho rằng họ có thể sử dụng đòn bẩy của mình để thu hút những tài năng tốt nhất trên khắp nước Pháp, nhưng con đường của Camavinga có thể được định hình bởi tương lai của tiền vệ đồng hương - Paul Pogba.
PSG đang dò hỏi về siêu sao mang áo số 6 của M.U và một số người trong ngành tin rằng họ có thể chèo kéo Camavinga vì lý do đó. Tuy nhiên, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy Pogba quan tâm đến việc cập bến sân công viên các hoàng tử, còn ban lãnh đạo Quỷ Đỏ thì vẫn đang nỗ lực trong việc gia hạn hợp đồng với ngôi sao 28 tuổi. Bản hợp đồng giữa Pogba và M.U sẽ hết hạn vào năm 2022.
Ở chiều ngược lại, mối quan tâm của đội chủ sân Old Trafford đối với Camavinga đã có từ lâu. M.U đã cân nhắc việc ký hợp đồng với số 10 của Rennes hai năm trước nhưng các giám đốc điều hành thay vào đó đã chuyển sang đưa Hannibal Mejbri về nhà hát của những giấc mơ từ Monaco với mức phí 10 triệu euro.
Monaco - câu lạc bộ được hỗ trợ hàng tỷ đô la Mỹ của doanh nhân Dmitry Rybolovlev, có bảo hiểm chống lại các vấn đề tài chính ở Pháp, cũng như Nice - đội bóng thuộc sở hữu của Ineos - công ty của Ngài Jim Ratcliffe - người giàu thứ hai nước Anh.
Troyes - đội bóng thuộc sở hữu của City Football Group và mới thăng hạng, cũng đang trong trạng thái an toàn. Tuy nhiên, đối với phần lớn các câu lạc bộ còn lại của Ligue 1 vẫn phải bán đi những cầu thủ của mình cho các đội bóng ở nước ngoài.
West Ham United đã chiêu mộ Boulaye Dia của Reims. Metz sở hữu 2 cầu thủ chất lượng là Boubakar Kouyate và Pape Sarr. Aston Villa hiện đang để mắt tới Sarr.
Câu hỏi đặt ra là liệu những câu lạc bộ này, trong thời điểm khó khăn như vậy, có thể giảm giá để hỗ trợ dòng tiền hay không. Một chuyên gia người Pháp tin rằng vấn đề tài chính sẽ được thúc đẩy, từ đó gia tăng tỷ lệ thành công của các thương vụ chuyển nhượng, các giám đốc điều hành sẽ giữ vững các con số.
“Có những người đang cố gắng khai thác những gì đang diễn ra ở tất cả các khu vực của giải đấu nhưng hiện tại, tôi không nghĩ rằng chúng ta đang thấy các câu lạc bộ phải bán rẻ các cầu thủ của mình,” một nguồn tin cho biết.
“Thỏa thuận về bản quyền của Amazon đã giúp ích. Họ đang khá thoải mái. Họ tin tưởng rằng sẽ có một mối quan hệ lâu dài với Amazon và tình hình sẽ không tệ như họ lo sợ. Vấn đề sẽ là bản thân họ có khả năng tái đầu tư những gì, thay vì phải vung tiền cho gia đình ”.
Thật vậy, việc Rennes ký hợp đồng với Loic Bade từ Lens tuần này cho thấy có một số đảm bảo về ngân sách. Ngoài ra, Loïc Badé - trung vệ thuộc biên chế Rennes được đánh giá là đủ chất lượng cho giải Ngoại Hạng Anh.
Đối với các câu lạc bộ Anh đang tìm kiếm cầu thủ ở Pháp, có những vấn đề lâu dài về việc xác định chính xác người để nói chuyện với một cầu thủ. Một số tình huống được mô tả là “miền tây hoang dã”, nơi các đặc vụ và các thành viên trong gia đình làm người đại diện cho các cầu thủ, đó là trường rất khó gỡ rối.
Nhân viên tuyển dụng tại một câu lạc bộ Ngoại Hạng Anh đã bị bối rối vào mùa hè này khi gửi giá đề nghị chính thức cho một cầu thủ Ligue 1, chỉ để nhận được một cuộc gọi từ một số điện thoại không xác định một giờ sau đó từ một người đàn ông khẳng định anh ta có nhiệm vụ và tất cả các cuộc đàm phán phải đi qua anh ta. Các đường dây liên lạc trở nên nguội lạnh khi câu lạc bộ mua yêu cầu xem bằng chứng, vẫn chưa có phản hồi về lời đề nghị.
Leicester đã từng chiêu mộ nhiều ngôi sao từ các đội bóng Pháp như Riyad Mahrez (Le Havre), N'Golo Kante (Caen) hay Wesley Fofana (Saint-Étienne). Giám đốc tuyển trạch của Liverpool - ông Barry Hunter được biết đã bày tỏ sự ngạc nhiên rằng nhiều câu lạc bộ ở Giải Hạng Nhất Anh không tham gia vào một thị trường phù hợp với phong cách chơi bóng hạng hai của của xứ sở sương mù.
Liên quan đến giải Ngoại Hạng Anh, những nhà môi giới cầu thủ hy vọng tiếng súng khởi đầu sẽ vang lên nếu một trong những thương vụ lớn xảy ra, đó là Harry Kane hoặc Jack Grealish đến Manchester City.
Một nguồn tin tuyển dụng cho biết: “Ở Ngoại Hạng Anh sau Euro, bạn sẽ thấy một lượng tiền khổng lồ xoay quanh kết quả của hai hoặc ba thương vụ nội bộ. “Điều đó sẽ tăng cơ hội chi tiêu cho những câu lạc bộ đó, và có thể có nghĩa là sẽ có nhiều cầu thủ gốc Pháp chuyển đến Anh hơn.”
Đặng Trần Nam Giang
Tin thể thao 247 & BLV Anh Quân cùng hợp tác để mang đến mùa hè Euro sôi động cho khán giả.