đồng hồ
Trang chủ     Chuyển nhượng   /   Thị trường chuyển nhượng và những con số biết nói từ FIFA

Thị trường chuyển nhượng và những con số biết nói từ FIFA

Mới đây, FIFA đã đưa ra một báo cáo thống kê về tình hình chuyển nhượng của bóng đá thế giới trong 10 năm qua và đã tiết lộ toàn bộ số tiền cực khủng mà một số câu lạc bộ đã chi tiêu, cũng như những đội bóng nào là kẻ biết kiếm tiền nhất trong khoảng thời gian trên.

Top những đội bóng đốt nhiều tiền nhất trên thị trường chuyển nhượng Champions League" />

Tin chuyển nhượng 31/8: Real từ bỏ Mbappe, MU trao lại áo số 7 cho Ronaldo

Tin chuyển nhượng 31/8: Real từ bỏ Mbappe, MU trao lại áo số 7 cho Ronaldo Cập tin chuyển nhượng bóng đá mới nhất hôm nay ngày 31 tháng 8. Tin chuyển nhượng từ các câu lạc bộ, cầu thủ hàng đầu châu Âu: Real Madrid, Man United, Liverpool

Những vụ lật kèo chuyển nhượng kinh điển trong bóng đá

Những vụ lật kèo chuyển nhượng kinh điển trong bóng đá Vụ việc Ronaldo “quay xe” khi 99% sẽ đến với Man City, khiến cho các cổ động viên nửa đỏ thành Manchester như vỡ òa trong cảm xúc.

Thập kỷ qua đã chứng kiến ​​kỷ lục chuyển nhượng thế giới bị phá vỡ 3 lần, với mức phí lần đầu tiên trong lịch sử của môn thể thao này lên tới 9 con số. Nhưng giờ đây, những phát hiện mới còn đưa ra những con số đáng kinh ngạc hơn thế nhiều đằng sau những thương vụ mua bán cầu thủ.

QUẢNG CÁO

'Báo cáo 10 năm chuyển nhượng quốc tế' của FIFA đã trình bày chi tiết các khoản tiền khổng lồ liên quan đến các thương vụ từ năm 2011-2020, với các câu lạc bộ ở Anh là trung tâm của các hoạt động chuyển nhượng và giao dịch tiền bạc.

FIFA đã phát hiện ra rằng một số câu lạc bộ mất hàng tỷ đô la cho chi phí mua cầu thủ và  Benfica là đội kiếm tiền nhiều nhất khi đem bán các sản phẩm từ lò đào tạo của mình. Thống kê này của FIFA cũng tiết lộ rằng chi tiêu cho phí chuyển nhượng đã tăng từ 2,85 tỷ đô la lên 7,35 tỷ đô la, một mức tăng khổng lồ từ năm 2011 đến năm 2019 và nhấn mạnh, thị trường chuyển nhượng là 'một phần quan trọng của nền kinh tế toàn cầu'.  

Ngoài ra, họ cũng cho biết rằng các câu lạc bộ Anh đã lỗ ròng 5,2 tỷ bảng từ chuyển nhượng quốc tế trong suốt 10 năm qua. Khi các biên lai chuyển khoản được tính đến, con số này đã được phát hiện. Tổng số tiền mà các đội bóng ở Anh đã chi ra TTCN lên đến hơn 9 tỷ bảng và chiếm gần 1/4 so với con số 35,3 tỷ bảng của toàn cầu.

Man City và phần còn lại trên TTCN

Top câu lạc bộ tại Ngoại Hạng Anh

Man City là cái tên phát triển vượt bậc nhất châu  u trong suốt 10 năm qua sau khi thuộc về quyền sở hữu của Sheikh Mansour bin Zayed al-Nahyan và đã đứng đầu danh sách 30 câu lạc bộ tiêu tiền nhiều nhất thế giới. Tất cả 30 đội đều đến từ châu  u, trong đó Man City dẫn đầu, đội xếp thứ hai là Chelsea, trong khi Barcelona, ​​Paris Saint-Germain và Real Madrid chiếm các vị trí còn lại trong top 5.

FIFA không đưa ra số liệu chính xác về chi tiêu của từng câu lạc bộ, nhưng nhấn mạnh rằng Man City đã hoàn thành 130 vụ chuyển nhượng và 59,2% trong số đó có phí - có nghĩa là họ không dùng đến những bản hợp đồng miễn phí hoặc hợp đồng cho mượn. Trong khi đó, Chelsea đã hoàn tất 95 vụ chuyển nhượng, 80% trong số đó là có phí. 

Đáng nói hơn trong số 30 câu lạc bộ chi tiêu nhiều nhất (đã chi tổng cộng 22,5 tỷ đô la - tương đương với 16,35 tỷ bảng Anh) thì có đến 12 đội bóng hàng đầu đến từ Ngoại Hạng Anh. Họ bao gồm Man City, Chelsea, Man United, Arsenal, Tottenham, Liverpool, Leicester, Southampton, Wolves, Everton, West Ham và Newcastle. 

Điều thú vị là, báo cáo tương tự cũng chỉ ra rằng việc Hazard chuyển từ Chelsea sang Real Madrid đáng giá hơn việc Coutinho rời Liverpool để đến Barcelona. 

Benfica là đội bóng kiếm tiền giỏi nhất 

Benfica FC

Benfica, câu lạc bộ đã bán hậu vệ ngôi sao Ruben Dias cho Man City vào mùa hè 2020, kiếm được nhiều nhất từ ​​thương vụ chuyển nhượng quốc tế. Các thống kê của FIFA cho biết 14 thương vụ đã được hoàn thành với mức phí chuyển nhượng 100 triệu đô la (72,65 triệu bảng) trở lên và cầu thủ chạy cánh người Argentina Angel Di Maria là một trong số đó. Tổng cộng, đã có 311 vụ chuyển nhượng dứt điểm và cho mượn từ câu lạc bộ Bồ Đào Nha, với 48,2% trong số đó mang lại doanh thu.

Các siêu cò hưởng lợi cực khủng

10 năm qua cũng chứng kiến ​​tầm ảnh hưởng của các tuyển trạch viên ngày càng tăng mạnh, với thuật ngữ 'siêu điệp viên' được gắn với những tên tuổi như Jorge Mendes và Mino Raiola. FIFA cho biết rằng phí “cò mồi” đã tăng từ 131,1 triệu đô la trong năm 2011 lên 640,5 triệu đô la vào năm 2019. Tổng cộng, 3,5 tỷ đô la đã được chi cho các nhà đại diện và nước Anh chiếm hơn 1,1 tỷ đô la trong số đó. 

Barcelona và những thương vụ đắt đỏ nhất hành tinh

Barcelona và những sai lầm từ Joseph Bartomeu

Mặc dù dẫn đầu về tổng số tiền chi cho chuyển nhượng, Manchester City không góp mặt trong top 10 vụ chuyển nhượng đắt nhất cho giai đoạn 2011-2020. Bất sự xuất hiện của Jack Grealish vào mùa hè này, với giá 100 triệu bảng, thì đây cũng chỉ là phi vụ chuyển nhượng đắt thứ sáu trong lịch sử.

Bản hợp đồng trị giá 97,5 triệu bảng của Chelsea đối với Romelu Lukaku kỳ chuyển nhượng này là vụ chuyển nhượng đắt thứ bảy từ trước đến nay, mặc dù họ cũng không có tên trong danh sách những vụ chuyển nhượng đắt giá nhất từ ​​2011-2020. 

Barcelona chịu trách nhiệm cho ba trong sáu vụ chuyển nhượng hàng đầu trong khoảng thời gian đó, với Antoine Griezmann, Philippe Coutinho và Ousmane Dembele có giá đến 346 triệu bảng. Gã khổng lồ xứ Catalan gần đây đã công bố khoản nợ tổng cộng 1,15 tỷ bảng.

Chia sẻ bài viết:
Zalo

Có thể bạn thích