đồng hồ
Trang chủ     Bóng đá Ý   /   Fabio Grosso, người hùng thầm lặng của Azzurri (phần 1)

Fabio Grosso, người hùng thầm lặng của Azzurri (phần 1)

Đồng hồ trên sân Westfalenstadion của Dortmund đã điểm 23h15 đêm tháng 7, nhưng những con mắt của 65.000 cổ động viên chưa có dấu hiệu của chùng xuống.

Cũng phải thôi, bởi họ đang là những người may mắn nhất khi được thưởng thức một trận bán kết trong mơ. Đức và Ý đang chuẩn bị kết thúc màn thư hùng đỉnh cao trên chấm luân lưu định mệnh. Tuy nhiên, đối với tất cả các hảo thủ có mặt trên sân, kéo lê đôi chân đến loạt đấu súng năm ăn năm thua chẳng phải là một ý tưởng hay.

Đức vs Ý World Cup 2006

Cả hai bên băng ghế chỉ đạo đang rung chuyển với những tính toán riêng, mặc cho thời gian vẫn lầm lũi trôi. Cú đá phạt góc thực hiện bởi Alessandro Del Piero bị phá ra ở lưng chừng, đủ để con mắt điêu luyện của Andrea Pirlo nhìn thấu lỗ hổng và tung ra đường chuyền điệu nghệ xuyên qua khoảng không chết người giữa Bastian Schweinsteiger và Christoph Metzelder. Định mệnh lựa chọn Fabio Grosso và hậu vệ của Palermo không ngần ngại tung cú sút một chạm dứt khoát. Trái bóng xuất phát từ cái chân trái cực ngoan của anh đã đi vòng qua Michael Ballack và găm vào cột xa khung thành Jens Lehmann, đưa Ý vào chung kết World Cup.

Fabio Grosso

QUẢNG CÁO

Cho đến thời điểm đó, Grosso đã có một sự nghiệp không mấy suôn sẻ. Không giống như nhiều đồng đội xuất sắc khác của tuyển Ý, chàng trai sinh năm 1977 tại Rome đã phải leo từng bước một trên kim tự tháp Calcio với xuất phát điểm khiêm tốn là câu lạc bộ hạng năm Renato Curi. Thi đấu với vai trò là một tiền vệ tấn công vào thời điểm đó, anh đã ghi tổng cộng 17 bàn sau ba mùa giải, trước khi chuyển đến đội bóng hạng tư Chieti vào năm 1998. Một loạt màn trình diễn ấn tượng khác, bao gồm cả thành tích thăng hạng trong mùa giải cuối cùng, đã thu hút sự chú ý của đại diện Serie A Perugia.

Trong những giai đoạn đầu của sự nghiệp, Grosso thường chơi cao hơn với những gì sau này anh được nhớ đến, anh được bố trí ở vị trí tiền vệ tấn công hoặc tiền vệ cánh trái. Tuy nhiên, khi gia nhập Perugia vào năm 2001, huấn luyện viên trưởng Serse Cosmi đã nhanh chóng đưa ra quyết định rằng tài năng của anh sẽ phù hợp nhất với hàng phòng ngự. Điều này dẫn đến việc chuyển sang đá hậu vệ trái, vị trí mà Grosso sẽ gắn bó trong suốt phần còn lại của sự nghiệp.

Fabio Grosso

Trận ra mắt của anh cho Perugia đã diễn ra theo cách chẳng thể tồi tệ hơn, với một cú sút trúng cột dọc trước khi bị đuổi khỏi sân trong trận thua đậm 4-1 trước Inter. Sự thay đổi rõ rệt về chất lượng đồng nghĩa với việc Grosso phải thích nghi tức khắc và suất đá chính đã không còn là mặc định của riêng anh. Phải có sự cạnh tranh khốc liệt với Mauro Milanese. Trong những tháng đầu tiên, chàng hậu vệ trẻ chỉ được sử dụng như một phương án thay thế. Cơ hội chỉ thực sự đến do án treo giò của Milanese. Bắt đầu với trận đấu gặp Fiorentina, Grosso chơi trọn 90 phút và ghi bàn ấn định chiến thắng 3-1.

Milanese trở lại đội hình xuất phát sau án treo giò, nhưng hai thất bại nặng nề trước Lazio và Inter đã khiến Cosmi phải tung Grosso vào sân trong trận đấu cuối tháng Giêng với Hellas Verona. Anh gây ấn tượng trong chiến thắng 3-1, tiếp tục chơi mọi phút còn lại của mùa giải, chỉ vắng mặt trong trận đấu với Juventus vào đầu tháng 4 năm 2002 vì nhận đủ số thẻ vàng.

Mùa giải tiếp theo chứng kiến ​​Grosso được đá chính thường xuyên hơn, với 28 trận xuất phát tại giải VĐQG và thêm 2 lần góp mặt từ băng ghế dự bị. Mùa giải 2002/03, anh ghi tới 4 bàn, mặc dù không có bàn nào góp công trực tiếp vào các chiến thắng. Bất chấp điều này, phong độ ấn tượng mà Grosso thể hiện trong suốt mùa giải đã thu hút sự quan tâm của Giovanni Trapattoni. HLV của Azzurri khi đó đã trao cho Grosso vinh dự lần đầu khoác áo tuyển Ý trong trận giao hữu tháng 4 năm 2003 với Thụy Sĩ.

Fabio Grosso

Nửa đầu mùa giải 2003/04 tiếp tục với phong độ cực kỳ ổn định, nên thật bất ngờ khi Grosso rớt xuống Palermo đang thi đấu tại Serie B vào cuối kỳ chuyển nhượng tháng Giêng. Tuy nhiên, đó là một vụ chuyển nhượng đầy trớ trêu khi đội bóng xứ đảo thăng hạng còn Perugia phải ngậm ngùi xuống chơi ở hạng dưới. Grosso đã có 21 lần ra sân trong giai đoạn hai của chiến dịch đó, thi đấu ở vị trí hậu vệ cánh thuần hơn trong sơ đồ 4 hậu vệ phẳng, trái ngược với vai trò hậu vệ cánh dâng cao mà anh được giao phó ở Umbria.

Grosso được chào đón trở lại giải đấu cao nhất xứ sở mỳ ống, anh chỉ vắng mặt trong hai trận đấu. Chàng hậu vệ trẻ gốc Rome đã trở thành trụ cột của hàng phòng ngự cùng với người anh em đồng hương Andrea Barzagli. Anh chỉ ghi được một bàn thắng trong chiến dịch này, tuy nhiên đó lại là cú sút phạt thần sầu làm Stadio Olimpico câm lặng và kiếm về một điểm trước Roma. Trong khi đó, đây cũng là một mùa giải thành công mỹ mãn với đội bóng mới của anh, khi Palermo vượt qua mọi kỳ vọng để cán đích ở vị trí thứ sáu và đủ điều kiện tham dự cúp châu Âu lần đầu tiên trong lịch sử của họ.

Vào mùa giải 2005/06, Marcello Lippi đã đưa Grosso vào danh sách 23 cái tên tham dự World Cup ở Đức. Đó là một quyết định có thể nâng sự nghiệp của hậu vệ này lên một tầm cao mới. Trong suốt năm 2005, anh đã trở thành điểm tựa nơi vị trí hậu vệ trái của tuyển Ý, ghi bàn thắng đầu tiên cho Azzurri trên đấu trường quốc tế bằng cú vô lê đẹp mắt tại Hampden Park để níu lại một điểm quý báu trước Scotland.

Fabio Grosso

Trong trận mở màn giải đấu với chiến thắng 2-0 trước Ghana, Grosso bất ngờ chơi trọn 90 phút sau khi sự lựa chọn hàng đầu Gianluca Zambrotta bị căng cơ đùi khi tập luyện. Trận đấu tiếp theo với Mỹ chứng kiến ​​Zambrotta trở lại thay Grosso trong tình thế hậu vệ phải Cristian Zaccardo thi đấu dưới phong độ và thậm chí còn đá phản lưới nhà. Để ứng phó, Lippi đưa ra quyết định rằng Zambrotta đa năng nên có thể đổi cánh, điều đó đồng nghĩa với việc Grosso trở lại vị trí hậu vệ trái trong trận đấu cuối cùng vòng bảng với Cộng hòa Séc.

Chia sẻ bài viết:
Zalo
Chuyên gia bóng đá

Có thể bạn thích